Mẹ không hoàn hảo

Bệnh mộng du ở trẻ em

Bệnh mộng du ở trẻ em là tình trạng các bé bật dậy trong lúc ngủ, đi lại trong nhà hoặc làm một số hoạt động khác nhưng bé không biết và không nhớ được mình đã làm gì. Di truyền, mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc sử dụng thuốc an thần có thể là nguyên nhân dẫn đến mộng du.

Bệnh mộng du thường xảy ra phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 4 – 8 và thường tự hết khi trẻ lớn lên. Mộng du thường xuất hiện 1 hoặc 2 giờ sau khi ngủ. Các cơn mộng du thường kéo dài 5 – 15 phút. Hành vi này thường vô hại, tuy nhiên có thể dẫn đến nguy hiểm, và điều quan trọng là phải bảo vệ trẻ khỏi bị thương khi đang bị mộng du.

Khi ngủ, não của chúng ta trải qua 5 giai đoạn: giai đoạn 1, 2, 3, 4 và REM (giai đoạn mắt chuyển động nhanh). Các giai đoạn này tạo nên một chu kỳ ngủ, kéo dài khoảng 90 – 100 phút. Trung bình chúng ta sẽ trải qua khoảng 4 – 5 chu kỳ ngủ trong một đêm. Mộng du thường xảy ra khi chúng ta đang ngủ sâu ở giai đoạn 3 và 4. Thường rất khó đánh thức người đang ngủ trong giai đoạn này, và khi tỉnh dậy, bạn sẽ có cảm giác rất khó chịu và mất định hướng trong vài phút.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mộng du

Triệu chứng dễ nhận ra nhất của bệnh mộng du là trẻ ngồi dậy và đi lại trong nhà. Một số hành động khác khi trẻ bị mộng du là:

Trẻ ngồi dậy và đi lại trong nhà là triệu chứng mộng du dễ nhận thấy nhất

Mộng du ở trẻ em, nguyên nhân do đâu?

Các nguyên nhân gây ra bệnh mộng du ở trẻ thường là:

Nguyên nhân không phổ biến khác đó là mộng du có thể là một triệu chứng của một tình trạng bệnh lý ẩn, như:

Mẹ xem thêm bài Điều trị và phòng ngừa bệnh mộng du ở trẻ