Mẹ không hoàn hảo

Căng tức sữa sau sinh: Nguyên nhân và cách xử lý

Khi mẹ cho con bú trong những tuần đầu sau khi sinh, mẹ có thể bị căng tức sữa. Tình trạng này sẽ khiến mẹ khó chịu, có cảm giác ngực lớn hơn, nặng và hơi đau. Nhưng nguyên nhân do đâu? Và tình trạng căng tức sữa có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé?

Nhận dạng dấu hiệu ngực căng tức sữa sau sinh

Thông thường hiện tượng ngực bị căng tức sữa sau sinh xảy ra sau khi mẹ sinh em bé được 2 -15 ngày, Khi mẹ sờ vào ngực sẽ cảm thấy ngực lớn hơn, nặng hơn và hơi đau vì ngực bắt đầu tiết ra sữa chuyển tiếp nhiều hơn.

Tình trạng ngực bị căng tức thường sẽ giảm dần trong khoảng 2- 3 tuần sau khi sinh, rồi sau đó mẹ sẽ thấy ngực mềm hơn cho dù sữa vẫn đang tiết rất nhiều.

Nhưng nếu mẹ vẫn thấy ngực gặp tình trạng cứng, sưng, đau nhói và khó chịu kéo dài thì mẹ đã bị căng tức sữa. Chỗ sưng có thể chạy dài tới cả nách và mẹ thậm chí còn bị sốt nhẹ.

Ngực mẹ có thể bị căng tức sữa trong 2 -3 tuần đầu sau khi sinh

Nguyên nhân gây ra tình trạng căng tức sữa

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến mẹ bị căng tức sữa sau sinh:

Ngực căng tức sữa sau sinh có ảnh hưởng như thế nào tới mẹ và bé?

Ngực căng sữa có thể gây khó khăn khi bé bú vì lúc này quầng vú cứng khiến bé khó ngậm vú mẹ được sâu. Núm vú mẹ có thể bị đau và tiết sữa ít. Ngoài ra, ngực căng sữa có thể dẫn tới một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm tuyến vú cho mẹ.

Tình trạng ngực bị căng tức sữa sai sinh kéo dài trong bao lâu?

May mắn thay, hiện tượng ngực căng tức sữa sau sinh sẽ nhanh chóng biến mất đối với đa phần các mẹ. Mẹ có thể chờ tình trạng này giảm nhẹ đi trong 24- 48 tiếng đồng hồ nếu mẹ cho trẻ bú tốt hoặc mẹ hút/vắt sữa ít nhất là cứ mỗi 2 -3 tiếng đồng hồ. Nếu không thì tình trạng này có thể mất đến 10 ngày để khỏi hoàn toàn.

Một khi ngực hết căng sữa, ngực mẹ sẽ trở nên mềm hơn mặc dù vẫn còn đầy sữa. Nếu mẹ không cho trẻ bú tốt, mẹ có thể cần phải hút hoặc vắt sữa để giảm áp lực lên ngực và giảm thiểu nguy cơ bị viêm tuyến vú.

Cách xử lý khi ngực mẹ bị căng tức sữa

Nếu mẹ bị căng tức sữa trong những tuần đầu khi cho con bú, mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:

Nếu mẹ vẫn bị căng tức sữa khi đã cho bé bú, hãy dùng máy hút sữa lấy hết lượng sữa cặn ra ngoài

Ngăn ngừa tình trạng căng tức sữa sau sinh

Không phải tất cả các mẹ sau khi sinh đều gặp tình trạng ngực bị căng sữa. Mẹ có thể áp dụng một số cách sau để làm giảm nguy cơ mắc phải vấn đề này:

Cho bé bú một bên ngực trước khi chuyển sang ngực còn lại