Mẹ không hoàn hảo

Trầm cảm khi mang thai tháng thứ 2 có thật sự nguy hiểm?

Mang thai tháng thứ 2, mẹ nghi ngờ mình bị trầm cảm bởi tâm trạng khi mang thai trở nên thất thường thay vì chỉ buồn một lát thì nó trở nên tồi tệ và kéo dài. Rồi mẹ còn nảy sinh nỗi lo đến sự “an nguy” của bé con trong bụng nữa. Vậy có cách nào khắc phục bệnh lý trầm cảm khi mang thai tháng thứ 2?

Vì sao mẹ bầu thường bị trầm cảm khi mang thai?

Nếu khi mang thai tháng thứ 2 tâm trạng của mẹ thường xuyên ở trạng thái tồi tệ và kéo dài, có thể mẹ thuộc 10 – 15% phụ nữ phải chống chọi lại chứng trầm cảm khi mang thai.

Dưới đây là những nguyên nhân có thể khiến mẹ bị trầm cảm:

>> Nắm rõ bệnh lý trầm cảm khi mang thai để khắc phục hậu quả

Tôi thực sự bị trầm cảm khi mang thai ở tháng thứ 2

Vậy triệu chứng trầm cảm khi mang thai tháng thứ 2 là gì?

Ngoài việc cảm thấy buồn, trống rỗng, ngủ quá ít hoặc quá nhiều do buồn bã, nếu mẹ bị trầm cảm khi mang thai tháng thứ 2 có thể mắc phải những triệu chứng sau:

Trầm cảm khi mang thai – Nhận biết sớm, điều trị sớm

Nếu các triệu chứng trầm cảm kéo dài quá 2 tuần khi mang thai tháng thứ 2, hãy nói cho bác sĩ về tình trạng trầm cảm của mình (bác sĩ có thể sẽ chỉ định kiểm tra các vấn đề ở tuyến giáp của mẹ vì đây có thể là nguyên nhân) hoặc nhờ người quen giới thiệu một số bác sỹ tâm lý để nhận được các liệu pháp hỗ trợ.

Nhận được sự giúp đỡ của chuyên gia kịp thời là rất quan trọng vì khi này có thể mẹ không đủ sức tự chăm sóc bản thân và con trước và sau khi sinh.

Thực tế, bị trầm cảm khi mang thai còn dễ dẫn đến những bất thường khác, nhất là khi mẹ mới mang thai tháng thứ 2. Việc dùng thuốc an thần trong thời gian này cần được tham khảo và có sự đồng ý của bác sĩ để cân nhắc thiệt hơn.

Không sử dụng thuốc nếu chưa được bác sĩ chỉ định

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành những phương thức chữa trị thay thế khác. Các dược phẩm hoặc thực phẩm bổ sung bán ngoài thị trường như (SAM-e và cây St. John’s) tuy được giới thiệu có khả năng hỗ trợ tinh thần và tâm trạng, nhưng vẫn chưa được y khoa chứng nhận an toàn sử dụng khi đang mang thai.

Các phương pháp trị liệu sẽ có ích cho mẹ bị trầm cảm

Các trị liệu pháp bổ sung/ thay thế khác (complementary and alternative medicine) và liệu pháp ánh sáng (giúp tăng lượng tiết tố serotonine trong não và cân bằng tâm trạng) cũng có thể giúp ích, thậm chí loại bỏ được phân nửa những triệu chứng trầm cảm khi mang thai. Bác sĩ sẽ xem tình trạng bệnh lý và cho mẹ lời khuyên phù hợp.

Điều trị trầm cảm khi mang thai nhờ chế độ ăn uống lành mạnh

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: ăn đúng giờ, lượng thực phẩm nạp vào cơ thể vừa phải, không suy nghĩ nhiều khi ăn,….. Đồng thời, mẹ cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều omega-3 hoặc uống viên bổ sung omega-3 theo chỉ định của bác sĩ cũng giúp giảm thiểu nguy cơ trầm cảm tiền và hậu sản cho mẹ đấy.

Ăn thực phẩm chứa nhiều Omega-3 giúp mẹ giảm thiểu  nguy cơ trầm cảm tiền và hậu sản

Nếu khi mang thai tháng thứ 2, mẹ mắc phải chứng trầm cảm khi mang thai thì cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh của mẹ. Tin tốt là nếu mẹ phòng chống và chữa trầm cảm đúng cách trước và ngay sau khi sinh với sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý tốt thì sẽ giúp ngăn chặn được chứng trầm cảm sau sinh cho mẹ.

“Biến chứng” của trầm cảm khi mang thài là chứng hoảng loạn

Trầm cảm khi mang thai tháng thứ 2 cũng phổ biến đấy, nhưng sẽ ra sao nếu tình trạng lo lắng khiến mẹ mất ăn, mất ngủ và trở nên hoảng loạn?

Nếu mẹ từng gặp phải những cơn hoảng loạn trước kia (hầu hết những phụ nữ gặp cơn hoảng loạn khi mang thai tháng thứ 2 đều có tiền sử từng bị tình trạng này rồi) thì các triệu chứng không còn lạ gì với mẹ.

Nhận biết dấu hiệu hoảng loạn ở giai đoạn này

Dễ nhận thấy nhất đó là cảm giác sợ hãi hoặc bất an dữ dội, kèm theo nhịp tim tăng cao, thở dốc, run rẩy, đổ mồ hôi, cảm thấy bị nghẹn, buồn nôn, đau ngực hoặc bụng trên, chóng mặt, nóng lạnh khắp người.

Chúng có thể làm mẹ lo lắng tột cùng, nhất là trong lần đầu tiên gặp phải. Tuy vậy tin vui là dù chứng hoảng loạn này ảnh hưởng nhiều đến mẹ, lại không có bằng chứng nào về việc chúng sẽ tác động gì đến sự phát triển của bé.

Trị chứng hoảng loạn khi mang thai tháng thứ 2 như thế nào?

Nếu mẹ gặp phải triệu chứng hoảng loạn, hãy cho bác sĩ hay, và thông thường trị liệu pháp sẽ là lựa chọn đầu tiên.

Nếu việc dùng thuốc là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé (giúp mẹ ăn ngủ và tự chăm sóc mình cũng như bé tốt hơn), thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ để quyết định dùng loại thuốc nào và liều lượng ra sao để tốt nhất và ít nguy hiểm cho bé nhất. Nếu mẹ đã đang dùng thuốc chữa trị hoảng loạn, có thể sẽ phải có một vài điều chỉnh cần thiết.

Mẹ cần gặp bác sĩ ngay nếu mẹ gặp triệu chứng hoảng loạn khi mang thai ở tháng thứ 2

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống lành mạnh và điều độ (như ăn nhiều omega-3), tránh đường và caffeine, tập thể dục thường xuyên và học cách thiền định và những bài tập thư giãn khác (như yoga tiền sản) cũng giúp mẹ thoải mái hẳn.

Ngoài ra, việc tâm sự những lo lắng của mình với những bà mẹ khác cũng giúp mẹ khuây khỏa nỗi lo rất nhiều đấy.