Mẹ không hoàn hảo

Điều trị khi trẻ bị dị ứng sữa

Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng sữa, mẹ phải làm gì? Điều quan trọng nhất lúc này là thông báo cho bác sĩ ngay khi mẹ nghi ngờ để được chẩn đoán chính xác, tìm được nguyên nhân và từ đó đưa ra cách giải quyết phù hợp.

Điều trị khi trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa

Nếu trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa, mẹ cần lưu ý:

Điều trị khi trẻ bị dị ứng sữa – Trẻ hơn 1 tuổi

Nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ bị dị ứng sữa, điều đầu tiên mẹ cần làm là loại bỏ khẩu phần sữa và các sản phẩm từ sữa trong một khoảng thời gian để theo dõi tiến triển của trẻ. Nếu tình hình tốt hơn, trẻ sẽ được dùng thử sữa – là cách giúp kiểm soát lượng sữa trong khẩu phần. Điều này sẽ giúp xác định xem liệu các triệu chứng có giảm hay ngừng xuất hiện khi không dùng sữa và liệu nó có xuất hiện lại nếu mẹ tiếp tục cho bé dùng sữa. Việc thử nghiệm này nên được tiến hành một cách cẩn trọng dưới sự giám sát và trao đổi của bác sĩ, không nên thử nghiệm bằng cách thử dùng loại sữa do mẹ tự chọn. Trẻ có thể bị dị ứng nhanh chóng ngay khi chỉ tiếp xúc một lượng nhỏ. Nếu bé quá mẫn cảm khi sử dụng sữa, cha mẹ cần tiêm khẩn cấp epinephrine (adrenaline) và đưa trẻ đi cấp cứu. Còn khi bình thường, mẹ nên chuẩn bị sẵn thuốc tiêm epinephrine như EpiPen, Auvi-Q hay các loại khác.

Trẻ hơn một tuổi bị dị ứng sữa cần tránh dùng phomai, sữa chua, kem hay bất cứ thực phẩm nào chứa sữa. Bé sẽ cần dùng loại thay thế sữa như sữa đậu nành, nếu trẻ nhạy cảm với protein đậu nành (một số trẻ có thể bị dị ứng với cả đậu nành và sữa), mẹ nên dùng một loại thay thế khác.

Nếu bé hơn 1 tuổi bị dị ứng sữa, mẹ cần tránh cho bé dùng các thực phẩm có chứa sữa

Bác sĩ nhi khoa có thể dùng một số loại thuốc thích hợp để điều trị việc phản ứng với sữa, bao gồm các thuốc kháng histamine và thuốc chống hen suyễn (nếu triệu chứng của trẻ là thở khò khè). Tuy nhiên, phương pháp trị liệu chính là loại bỏ sữa và các sản phẩm từ sữa khỏi khẩu phần ăn của trẻ. Hầu hết trẻ sẽ chống chọi với dị ứng tốt hơn khi từ 2 tới 5 tuổi, dị ứng hiếm khi kéo dài tới tuổi vị thành niên.

Ngoài ra, khi bé bị dị ứng sữa, mẹ cần trao đổi với những người chăm sóc trẻ, người giữ trẻ hoặc giáo viên nhà trẻ về tình trạng dị ứng này để bé không phải dùng sữa.

Hai loại sữa công thức không gây dị ứng thường được dùng

1. Sữa công thức cao thủy phân có chứa các protein sữa bò được phân giải thành các thành phần nhỏ hơn, vì vậy chúng ít gây dị ứng hơn thông thường. Hầu hết trẻ sơ sinh bị dị ứng có thể dung hòa được loại sữa này, nhưng một số trường hợp thì không.

2. Sữa công thức các amino acid cơ bản chứa các protein dạng đơn giản nhất (các amini acid là các đơn phân cấu thành protein). Loại sữa này được đề nghị sử dụng nếu điều kiện của bé không cải thiện sau khi đã dùng loại sữa công thức thủy phân.

Xem thêm: Chẩn đoán trẻ bị dị ứng sữa bằng cách nào?