Mẹ không hoàn hảo

Điều trị và phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một trong những bệnh nhiễm trùng gây lở loét miệng, khiến bé khó chịu và đặc biệt rất dễ lây lan sang người khác. Mẹ cần sớm nhận biết những triệu chứng và đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nếu mẹ nghi ngờ bé mắc bệnh này.

Chẩn đoán bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bác sĩ vẫn có thể phân biệt bệnh tay chân miệng ở trẻ em với các bệnh nhiễm siêu vi khác bằng cách đánh giá các yếu tố như:

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ sẽ phết họng hoặc xét nghiệm phân để xác định virus gây bệnh.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng cũng như thuốc chủng ngừa. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Bên cạnh đó, mẹ có thể làm giảm triệu chứng của bé bằng các cách sau:

Khi bé bị tay chân miệng, có lẽ mẹ sẽ yên tâm hơn nếu biết diễn tiến cũng như thời gian khỏi bệnh của bé:

Biến chứng của bệnh tay chân miệng

Khi bé mắc bệnh tay chân miệng, tình trạng mất nước thường xảy ra do dịch thoát ra từ các vết loét trên cơ thể. Bệnh tay chân miệng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như viêm não (đã được báo cáo trong các đợt dịch bệnh tay chân miệng do enterovirus 71), tuy nhiên, những biến chứng này rất hiếm gặp nên mẹ có thể yên tâm phần nào.

Đặc biệt, trong quá trình chăm sóc, mẹ hãy cho bé uống nhiều nước để tránh mất nước nhé, và nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay nếu bé có các dấu hiệu:

Nếu bé bị bệnh tay chân miệng kèm triệu chứng sốt kéo dài hơn 3 ngày, hãy đưa bé đến bác sĩ

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em quan trọng nhất là giữ vệ sinh cá nhân tốt cho bé và người chăm sóc, bao gồm:

Các bé bị bệnh tay chân miệng nên được cho nghỉ học đến khi các mụn nước khô lại. Để hỗ trợ cho công tác phòng chống lây lan, cha mẹ nên báo bệnh cho người phụ trách hoặc hiệu trưởng của các cơ sở nhà trẻ, trường mẫu giáo biết tình hình của bé.

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em, nguyên nhân và triệu chứng