Mẹ không hoàn hảo

Đối phó với tình trạng tiết nước bọt nhiều khi mang thai

Tiết nước bọt nhiều khi mang thai có nên lo lắng? Chuyện nhỏ í mà, đây chỉ là tình trạng bình thường mà mẹ thường gặp phải trong 3 tháng đầu thai kỳ thôi và hoàn toàn vô hại mẹ à.

Có nên lo lắng nếu mẹ bị tiết nước bọt khi mang thai?

Nhiều phụ nữ để ý rằng tiết nước bọt nhiều khi mang thai làm các cơn ốm nghén và buồn nôn trở nên khó chịu hơn. Thuật ngữ y học gọi đây là tình trạng “ptyalism”. Nó có thể tự xảy ra nhưng thường có mối liên hệ tới tình trạng ốm nghén vào thời gian đầu mang thai.

Tất nhiên là việc chảy nước bọt (nhất là khi đang ở nơi công cộng) không phải là hay gì, nhưng đối với phần lớn các mẹ đang mang thai 3 tháng đầu, đây là một sự thật hơi đáng buồn một tẹo.

Tiết nước bọt nhiều khi mang thai có thể làm cơn ốm nghén, buồn nôn trở nên khó chịu

Tình trạng sản xuất quá nhiều nước bọt là một triệu chứng khá phổ biến – và không dễ chịu gì – của việc mang thai, đặc biệt là với những mẹ đang phải chịu đựng những triệu chứng của ốm nghén (buồn nôn và ói mửa thường xuyên) và trong thời kỳ đầu thai kỳ.

Mặc dù lượng nước bọt được tiết ra khá nhiều trong miệng của mẹ có thể làm tăng thêm cảm giác buồn nôn – và dẫn đến một cảm giác nhợn khi mẹ ăn – nhưng việc này là hoàn toàn vô hại.

Và may mắn thay tình trạng này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, thường thì nó sẽ biến mất hoàn toàn sau một vài tháng đầu tiên. Tình trạng này thường sẽ giảm dần khi mẹ bớt buồn nôn (thường khi mẹ mang thai được 12 tới 14 tuần).

Nguyên nhân mẹ bầu tiết nước bọt nhiều là gì?

Các chuyên gia không chắc chắn lắm nhưng gần như nguyên nhân chính gây tiết nước bọt nhiều khi mang thai có thể là do sự thay đổi của hormone thai kỳ. Tình trạng tiết nước bọt khi mang thai quá mức có thể xảy ra không thường xuyên theo biến động của nồng độ hormone như trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

Ngoài ra, tình trạng buồn nôn khiến người mẹ nuốt ít hơn, tạo điều kiện để nước bọt tích tụ trong miệng. Một lượng lớn nước bọt được sản xuất ra cũng có đôi khi là do chứng ợ nóng. Chứng bệnh này có thể khiến tuyến nước bọt tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường để trung hòa các chất trong dạ dày và axit.

Tiết nước bọt nhiều khi mang thai có thể do sự thay đổi nội tiết tố

Chất kích thích, khói thuốc, các bệnh về răng miệng và độc tố từ môi trường cũng có thể dẫn đến tình trạng tiết nước bọt nhiều khi mang thai.

Đối phó với tình trạng tiết nước bọt khi mang thai 3 tháng đầu

Nếu tình trạng tiết nước bọt nhiều khi mang thai gây trở ngại công việc và cuộc sống của mẹ, mẹ có thể liên lạc với bác sĩ để được tư vấn kỹ. Dưới đây là vài mẹo hay giúp mẹ thuyên giảm tình trạng tiết nước bọt này: