Mẹ không hoàn hảo

Khi con nuôi bước vào giai đoạn tuổi vị thành niên

Nếu bạn từng nhận con nuôi và khi con đến tuổi vị thành niên chắc hẳn con bạn sẽ rất tò mò và muốn biết về bản thân và nguồn gốc của mình. Việc thiếu hoặc không biết thông tin về nguồn gốc gia đình có thể làm cho trẻ cảm thấy bất an.

Những khó khăn khi con nuôi bước vào giai đoạn tuổi vị thành niên

Hình thành bản sắc và phát triển sự độc lập là hai nhiệm vụ phát triển chính trong giai đoạn tuổi vị thành niên. Trong giai đoạn này, trẻ từ 12 – 18 tuổi thường tìm tòi để trả lời cho những câu hỏi đại loại như “Tôi là ai?”, “Niềm tin và giá trị của tôi là gì?” trong quá trình hình thành bản sắc riêng của mình. Sự độc lập và tính trách nhiệm có thể gây thích thú cho trẻ, nhưng cũng kèm theo đó là sự sợ hãi, vì có thể cho trẻ cảm giác không an toàn khi tách khỏi gia đình. Một đứa trẻ là con nuôi sẽ gặp nhiều rắc rối hơn so với những trẻ khác trong giai đoạn tuổi vị thành niên này.

Những đứa con nuôi ở tuổi vị thành niên sẽ rất muốn biết về cha mẹ thật sự của mình

Trẻ là con nuôi phải tìm hiểu về những điều giống và khác của trẻ với cha mẹ nuôi, người thân và cộng đồng. Cuối cùng trẻ sẽ xác định được những giá trị, niềm tin, con đường học tập và nghề nghiệp cũng như mong đợi về bản thân. Bên cạnh đó, trẻ ít gắn bó với gia đình mà gắn bó nhiều hơn với các bạn đồng trang lứa, thường đào sâu các mối quan hệ bạn bè và bắt đầu có các mối quan hệ tình cảm.

Với những trẻ là con nuôi, trẻ sẽ có hai gia đình (mặc dù trẻ có thể chưa từng gặp bố mẹ ruột của mình). Trẻ có thể cảm thấy mình bị mất một phần bản sắc và mong muốn biết về bố mẹ ruột. Việc thiếu hoặc không biết thông tin về gia đình có thể ngăn cản trẻ biết về một số đặc điểm mà gia đình cha mẹ ruột có. Nếu trẻ không biết mình thuộc dân tộc nào, hay dân tộc của trẻ khác với bố mẹ nuôi, trẻ sẽ cảm thấy không hoàn toàn thuộc về gia đình hay cộng đồng đó.

Trẻ cũng bắt đầu độc lập hơn khi trẻ đến tuổi vị thành niên. Trẻ có thể sợ hãi khi rời xa sự an toàn của gia đình (ra ngoài học, sống 1 mình…). Sự chia tách có thể khiến trẻ có cảm giác như bị bỏ rơi lần nữa. Một số trẻ sẽ thích nghi bằng việc độc lập, cứng rắn và trưởng thành hơn. Nhưng cũng có những trẻ không thích thú lắm khi phải xa nhà, dù là trong một thời gian ngắn ngủi.

Hoàn cảnh khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau. Trẻ từng bị lạm dụng hay bỏ rơi sẽ mất nhiều thời gian để thích nghi với sự độc lập và học những kỹ năng mới. Những trẻ vị thành niên mới được nhận nuôi cần thời gian để thích nghi và gắn bó với gia đình mới trước khi độc lập.

Hỗ trợ con nuôi bằng cách nào?

Hình thành bản sắc và phát triển sự độc lập là những điều mà trẻ hướng tới trong giai đoạn tuổi vị thành niên và đôi lúc trẻ sẽ gặp khó khăn trong quá trình đạt tới 2 mục tiêu này. Cha mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau để giúp trẻ phát triển tốt hơn, đặc biệt khi trẻ là con nuôi:

Bố mẹ giúp con khẳng định sự độc lập trong khi vẫn nuôi nấng và hướng dẫn trẻ

Tìm kiếm hỗ trợ chuyên nghiệp nếu cần

Một đứa trẻ là con nuôi có thể có nhiều biến động về tâm lý, cảm giác mất mát, buồn bã có thể xuất hiện và tái xuất hiện trong cuộc đời trẻ. Nếu trẻ đến tuổi vị thành niên và có những dấu hiệu sau đây, bạn hãy tìm đến những nhà chuyên môn, nhà tâm lý để hỗ trợ trẻ:

– Cảm xúc hay tâm trạng thất thường:

– Hành vi nguy hiểm hoặc không kiểm soát được:

– Có những vấn đề về mối quan hệ và quản lý cảm xúc: