Mẹ không hoàn hảo

Bí kíp kiểm soát tăng cân khi mang thai cực hiệu quả

Tăng cân khi mang thai 3 tháng đầu là chuyện bình thường vì mẹ cần hấp thu đủ chất để nuôi dưỡng em bé trong bụng nữa. Nhưng điều quan trọng, việc tăng cân khi mang thai cần phải đúng chuẩn, vì tăng quá nhiều hay quá ít đều không tốt cho cả mẹ và bé.

Từ khi mang thai, khá nhiều mẹ bắt đầu lo lắng về tình trạng tăng cân của mình và không biết phải làm gì để cân nặng tăng đúng chuẩn bởi việc tăng cân rất quan trọng với sức khỏe của mẹ và bé trong giai đoạn này.

Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ?

Mang thai là nguyên nhân hợp lý để phụ nữ tăng cân, vì để bé phát triển, mẹ cũng cần phải “phát triển”. Tuy nhiên, việc tăng cân khi mang thai quá nhiều hay quá ít đều không có lợi cho cả mẹ và bé. Vậy tăng bao nhiêu cân khi mang thai là chuẩn?

Thực tế, vì cơ địa mỗi thai phụ đều khác nhau nên không có một chuẩn mực nào dành cho việc này. Tổng cân nặng mà mẹ nên tăng khi mang thai phụ thuộc vào cân nặng của mẹ trước khi mang thai.

Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ

Thông thường mức tăng cân khi mang thai dựa vào chỉ số BMI của mẹ khi bắt đầu mang thai:

BMI (kg/m2)= (Cân nặng-kg) / (Chiều cao x chiều cao-mét)

Ví dụ mẹ nặng 45kg và cao 1.57m, chỉ số BMI của mẹ sẽ là (45)/(1.57)2 = 18.2.

Mang thai Tăng cân 3 tháng đầu thai kỳ (kg) Tăng cân từ tháng 4-6 (kg) Tăng cân 3 tháng cuối thai kỳ (kg) Tổng số tăng cân khi mang thai (kg)
Sinh đôi 1.4 – 1.8 9 – 10 6.4 – hơn 8.6 16.8 – 24.5
Mẹ thừa cân và sinh đôi (chỉ số BMI từ 26 trở lên) 0.5 – 0.9 7.7 – 10 5.9 – hơn 8.6 14 – 22.7
Mang thai 3 1.8 – 2.3 Từ 13.6 trở lên 5 – 6.8 Từ 20.4 trở lên

Nhưng biết chuẩn tăng cân của mình là một việc, làm theo tăng cân chuẩn khi mang thai lại là việc khác, vì ý muốn luôn khác với thực tế. Việc tăng cân khi mang thai bao nhiêu không chỉ phụ thuộc việc ăn bao nhiêu là đủ mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như mức độ trao đổi chất, yếu tố di truyền, mức độ hoạt động của mẹ và các triệu chứng khi mang thai khác (như việc ợ nóng khi mang thai và buồn nôn sẽ khiến việc ăn đủ trở nên khó khăn hơn, hay việc thèm ăn sẽ khiến mẹ tăng cân quá dễ dàng).

>> Mẹ mang song thai, đa thai cần tăng bao nhiêu cân trong suốt thai kỳ?

>> Xoay quanh vấn đề cân nặng của mẹ khi mang thai 3 tháng đầu

>> Mẹo kiểm soát cân nặng cho bà bầu tháng thứ 4

Phân tích việc tăng cân khi mang thai

Dưới đây là một số yếu tố khiến cân nặng của bạn tăng lên.

Cân nặng khi mang thai(ước tính kg)
Thai nhi                                             3.4
Nhau thai                                          0.7
Nước ối                                             0.9
Dạ con giãn nở                                 0.9
Các mô tại ngực mẹ                         0.9
Lượng máu của mẹ                          1.8
Các dịch trong các mô                      1.8
Lượng mỡ dự trữ                              3.2
______________________________________
Tổng số cân tăng trong thai kỳ       13.6 kg

Kiểm soát việc tăng cân khi mang thai như thế nào?

Tăng cân khi mang thai là chuyện bình thường, nhưng để tốt cho cơ thể của mẹ và bé, cân nặng của mẹ cần tăng chậm và đều đặn.

Thực tế, tốc độ tăng cân cũng quan trọng như việc tăng bao nhiêu cân. Vì cơ thể bé cần được cung cấp dinh dưỡng và calories ổn định và đều đặn từ trong bụng mẹ, nên việc dồn cục một lúc sẽ không đáp ứng được nhu cầu này, nhất là khi bé ngày càng lớn nhanh hơn ở các tháng cuối.

Việc tăng cân đều đặn cũng giúp cơ thể mẹ quen với số cân nặng mới, tránh được các căng thẳng hoặc đè nặng lên xương khớp hay bị rạn da. Hơn nữa nếu mẹ tăng cân đều đặn thì sau khi sinh sẽ dễ dàng giảm cân sau sinh hơn.

Vậy mẹ có nên trải đều 15kg trong suốt 40 tuần không? Câu trả lời là không hẳn.

Tuy vậy, việc theo sát công thức tăng cân này hầu như là không thực tế. Sẽ có tuần mẹ bị thèm ăn khi mang thai và ăn rất nhiều, nhưng cũng có tuần mẹ chả buồn đụng đũa. Mẹ đừng quá căng thẳng hay khắt khe về việc giữ cân này. Chỉ cần số cân mẹ đã tăng đạt gần chuẩn ở tháng cuối cùng và mẹ tăng cân tương đối đều (có thể tuần này chỉ tăng 0.2kg, tuần sau tăng 1 kg, tuần sau nữa tăng 0.5kg…) là được.

Mẹ cần theo dõi cân nặng của mình thường xuyên để kiểm soát tốt việc tăng cân khi mang thai. Mẹ có thể cân 1 -2 tuần/lần nếu muốn với cùng 1 cái cân, vào cùng một thời điểm trong ngày – thường là buổi sáng khi mẹ chưa ăn gì – và mặc cùng một loại đồ. Mẹ cũng có thể chỉ cân mỗi khi đi khám thai mỗi tháng, nhưng đừng quên rằng có thể sẽ có rất nhiều thay đổi trong 1 tháng khiến mẹ có thể chệch khỏi mục tiêu kiểm soát cân nặng của mình.

Mẹ nên kiểm tra cân nặng của mình 1 -2 tuần/lần

Nếu mẹ thấy mình đang lệch khỏi mức cân nặng chuẩn (ví dụ như tăng đến 7kg trong 3 tháng đầu hoặc đến 10kg trong tam cá nguyệt thứ 2), hãy hành động để lái cân nặng về lại mức chuẩn, nhưng không cần phải ăn kiêng để giảm cân.

Việc dùng thức uống/ thuốc ức chế việc thèm ăn khi mẹ đang mang thai là không cần thiết. Thay vào đó, mẹ nên tham khảo với bác sĩ để có được chế độ dinh dưỡng và mục tiêu tăng cân hợp lý nhất bao gồm cả số cân mẹ đã tăng trong những tháng mang thai vừa qua.

Tăng cân ít hay nhiều khi mang thai đều không tốt?

Tăng cân khi mang thai quá nhiều hoặc quá nhanh: sẽ khiến mẹ gặp nhiều vấn đề khác nhau khi mang thai. Việc đánh giá kiểm tra bé sẽ trở nên khó khăn hơn, và mẹ cũng cảm thấy khó chịu hơn vì các triệu chứng đau lưng, giãn tĩnh mạch, mệt mỏi và ợ nóng khi mang thai xảy ra thường xuyên hơn.

Tăng cân nhiều cũng khiến tăng nguy cơ sinh non, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, bé quá lớn không thể sinh thường phải sinh mổ, cùng một loạt các vấn đề khác về bé và việc cho con bú sau sinh.

Ngoài ra những cân thừa đó cũng khó biến mất sau sinh, và trên thực tế những phụ nữ tăng cân quá nhiều khi mang thai không bao giờ giảm xuống như trước kia được.

Tăng cân ít hoặc nhiều đều không tốt cho thai nhi

Tăng cân khi mang thai quá ít: cũng không tốt, và thậm chí trong một số trường hợp còn nguy hiểm hơn tăng cân quá nhiều. Những bé có mẹ tăng dưới 9 kg thường có nguy cơ bị sinh non, nhỏ con hơn so với trẻ cùng tháng và chậm lớn trong bụng mẹ. (Trường hợp ngoại lệ là khi những phụ nữ béo phì mang thai chỉ cần tăng cân ít hơn 10kg dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ).

Hãy nhớ rằng cơ thể mẹ tăng cân là để nuôi dưỡng bé trong bụng lẫn sau khi bé chào đời nên mẹ cần kiểm soát việc tăng cân khi mang thai 3 tháng đầu thật tốt nhé!