Mẹ không hoàn hảo

Làm thế nào khi bị đau xương chậu khi mang thai

Để giảm khó chịu vì đau xương chậu khi mang thai, mẹ cần để ý trong sinh hoạt hàng ngày như chọn tư thế nằm nghiêng để giảm sức nặng cho vùng chậu, dùng đai hỗ trợ hay một số phương pháp khác. Thường phụ nữ mang thai sẽ không còn đau xương chậu sau khi em bé ra đời.

Mặc dù ít gặp nhưng cũng có trường hợp đau xương chậu làm mẹ không sinh qua ngã âm đạo được và bác sĩ phải chọn phương pháp sanh mổ. Hay thậm chí hiếm gặp hơn nữa, đó là mẹ có thể đau nặng hơn sau khi chuyển dạ và cần phải can thiệp y khoa. Đối với hầu hết các mẹ đau xương chậu khi mang thai thì chỉ cần lựa một số phương pháp đơn giản tại nhà để giảm bớt cơn đau và chờ cho đến sau khi sinh con vài tuần thì các cơn đau sẽ tự biến mất.

Chọn tư thế phù hợp để giảm đau xương chậu khi mang thai

 

Mẹ có thể thay đổi tư thế khi ngủ hay mua gối hỗ trợ cho bà bầu để ngủ

Dùng đai hỗ trợ và tập luyện phù hợp để giảm đau xương chậu

Đai hỗ trợ giúp giảm đau xương chậu khi mang thai

Phương pháp Kegel và động tác nghiêng khung chậu có thể giúp làm cơ vùng chậu khỏe hơn và chịu đựng sức nặng của em bé tốt hơn.

Các biện pháp khác cho mẹ đau vùng xương chậu khi mang thai

Chẩn đoán đau xương chậu khi mang thai sớm sẽ giúp mẹ giảm được triệu chứng đau và tránh biến chứng khi mang thai lâu dài. Nếu đau nhiều, mẹ hãy đề nghị bác sĩ kê thuốc giảm đau hay có kĩ thuật CAM, ví dụ như châm cứu hay nắn khớp.

Nếu mẹ đã từng mang thai và bị đau xương chậu trong lần mang thai trước, tốt hơn hết là mẹ nên đợi từ 18-24 tháng mới mang thai em bé sau đồng thời áp dụng các biện pháp giảm cân nếu mẹ bị thừa cân trước khi tiến hành thụ thai. 

Đối với hầu hết các mẹ, một khi em bé được sinh ra và sự sản xuất relaxin chấm dứt, thì dây chằng vùng chậu của mẹ sẽ trở về bình thường không còn tình trạng căng giãn nữa. Sau khi sinh vài tuần, hầu hết các mẹ sẽ không còn đau vùng xương chậu như trong khi mang thai chút nào.