Mẹ không hoàn hảo

Nguyên nhân và triệu chứng rối loạn trầm cảm ở trẻ

Rối loạn trầm cảm được cho là có nguyên nhân từ sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, có thể do trẻ bị căng thẳng, bệnh tật, hoặc có thể xảy ra mà không có yếu tố kích hoạt rõ ràng nào. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên nhé!

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên

Rối loạn trầm cảm được cho là có nguyên nhân từ sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, mà những hóa chất này thực hiện chức năng truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh trong não bộ. Một số chất dẫn truyền này, như serotonin, giúp điều chỉnh tâm trạng. Nếu những chất làm ảnh hưởng đến tâm trạng này bị mất cân bằng thì sẽ dẫn đến trầm cảm hoặc những rối loạn khí sắc khác. Các chuyên gia vẫn chưa xác định được lý do tại sao những chất dẫn truyền này bị mất cân bằng, nhưng họ tin rằng, một sự thay đổi có thể xảy ra do căng thẳng hoặc bệnh tật, hoặc cũng có thể xảy ra mà không có yếu tố kích hoạt rõ ràng nào.

Có nhiều yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên:

Có nhiều yếu tố khiến trẻ em và thanh thiếu niên bị rối loạn trầm cảm

Triệu chứng rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên

Các triệu chứng rối loạn trầm cảm ban đầu rất khó phát hiện. Chúng có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ theo thời gian.

– Những triệu chứng về cơ thể bao gồm:

– Những triệu chứng về tâm thần hoặc cảm xúc bao gồm:

Buồn, khóc lóc là một trong những triệu chứng dễ nhận biết khi trẻ bị rối loạn trầm cảm

Điều quan trọng, nếu bạn nghi ngờ trẻ mắc chứng rối loạn trầm cảm, bạn cần hết sức lưu ý và theo dõi nếu trẻ có những dấu hiệu cảnh báo về việc tự tử, chẳng hạn, trẻ bận tâm đặc biệt với cái chết hay tự tử, hoặc sự tan vỡ của một mối quan hệ gần đây của trẻ. Những dấu hiệu này có thể thay đổi tùy theo độ tuổi.

Chẩn đoán rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên

Bác sĩ hoặc chuyên gia y tế sẽ đánh giá và chẩn đoán rối loạn trầm cảm ở trẻ bằng cách hỏi về tiền sử bệnh tật, làm một số xét nghiệm nhằm xác định xem các triệu chứng là do một bệnh lý khác hay do trầm cảm gây nên. Trẻ sẽ được khám sức khỏe hoặc xét nghiệm máu để loại trừ những bệnh lý như suy giảm tuyến giáp và thiếu máu. Bên cạnh đó, trẻ sẽ phải trả lời những câu hỏi trong bản đánh giá sức khỏe tâm thần, nhằm kiểm tra khả năng suy nghĩ, lập luận và ghi nhớ của trẻ.

Phụ huynh cũng sẽ phải trả lời những câu hỏi để hoàn thiện danh sách ghi nhận triệu chứng ở trẻ, đây là một bảng hỏi sàng lọc ngắn gọn dùng để phục vụ cho việc chẩn đoán rối loạn trầm cảm hoặc những vấn đề tâm lý khác ở trẻ.

Đôi khi, một số cuộc phỏng vấn với những người thân thiết với trẻ hoặc giáo viên cũng sẽ được tiến hành, nhằm có một cái nhìn toàn diện hơn về các triệu chứng của trẻ.