Mẹ không hoàn hảo

Nhau tiền đạo khi mang thai – Biến chứng thai kỳ nguy hiểm

Nhau tiền đạo là tình trạng nhau thai che lấp ngay chỗ mở của tử cung một phần hay toàn bộ. Tình trạng nhau tiền đạo khi mang thai có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Tìm hiểu về nhau tiền đạo khi mang thai

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, tình trạng nhau thai nằm ở vị trí thấp thường hay xảy ra nhưng khi thai phát triển và tử cung tăng trưởng, nhau thường di chuyển lên trên và xa khỏi cổ tử cung.

Vào tam cá nguyệt thứ 3, nhau thai phải ở gần đáy của tử cung để cho cổ tử cung mở ra khi chuyển dạ. Nhưng nếu:

Cả 2 trường hợp đều làm tắc nghẽn đường ra của em bé, cản trở việc sinh ngã âm đạo bình thường. Nó cũng có thể gây xuất huyết trong những tháng cuối của thai kỳ và trong lúc chuyển dạ. Nhau bám càng gần cổ tử cung, càng dễ gây chảy máu.

Nhau tiền đạo khi mang thai – Biến chứng thai kỳ nguy hiểm

Tần suất mẹ bị nhau tiền đạo thế nào?

Nhau tiền đạo xảy ra 1/200 ca. Nó thường xảy ra nhiều ở các mẹ trên 30 tuổi hơn là những mẹ dưới 20 tuổi, và nó thường xảy ra ở mẹ đã từng có ít nhất một lần mang thai, có hình dạng tử cung bất thường hoặc có bất kì ca phẫu thuật nào tại tử cung (ví dụ như mổ bắt con hay nong và nạo tử cung sau sảy thai).

Những trường hợp có nguy cơ bị nhau tiền đạo

Tránh xa khói và các điếu thuốc lá khi mang thai nha mẹ

Những rủi ro của nhau tiền đạo

Đối với mẹ:

Đối với em bé:

Làm thế nào để biết mình bị nhau tiền đạo?

Mẹ bị nhau tiền đạo khi mang thai thường được chẩn đoán không chỉ dựa vào các triệu chứng cơ bản mà còn dựa vào các đợt siêu âm trong suốt tam cá nguyệt thứ 2 (mặc dù các vấn đề tiềm ẩn của nhau tiền đạo chỉ xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ 3).

Sớm nhận biết nhau tiền đạo để xử lý kịp thời

Trong một số trường hợp, dấu hiệu báo động trong 3 tháng cuối thai kỳ là xuất huyết âm đạo máu đỏ tươi (thường xuất hiện sớm hơn). Xuất huyết là triệu chứng đặc trưng điển hình (thường không kèm theo đau) khi mẹ bị nhau tiền đạo, bắt đầu vào giai đoạn gần cuối tam cá nguyệt thứ 2 và bắt đầu tam cá nguyệt thứ 3 nhưng ở một số mẹ còn bị co rút. Xuất huyết có thể nghiêm trọng và gây đe dọa tới tính mạng, nó có thể tự hết nhưng có thể tái diễn trong vài ngày hay vài tuần sau.

Chuyển dạ đôi khi bắt đầu trong vài ngày mẹ bị xuất huyết nặng. Thỉnh thoảng, tình trạng xuất huyết có thể không xảy ra cho đến khi mẹ chuyển dạ.

Làm gì khi mẹ bị nhau tiền đạo?

Khi bị nhau tiền đạo mẹ không cần làm gì và cũng không cần lo lắng khi nhau bám thấp cho đến 3 tháng cuối thai kỳ, vì nhau tiền đạo sẽ sớm tự điều chỉnh. Thậm chí trễ hơn cũng không cần có các biệp pháp điều trị nếu mẹ được chẩn đoán nhau tiền đạo nhưng không có biểu hiện xuất huyết (tuy nhiên, mẹ cần cẩn trọng với bất kì triệu chứng xuất huyết hoặc dấu hiệu sinh non, vì những dấu hiệu này rất thường xảy ra ở những trường hợp sản phụ bị nhau tiền đạo).

Nếu mẹ bị xuất huyết do nhau tiền đạo (hay nhau gần hoặc che phủ một phần cổ tử cung), bác sĩ có thể sẽ cho mẹ nằm nghỉ tại giường (phương pháp bed rest), không được quan hệ tình dục, giảm các hoạt động và được theo dõi sát sao.

Nếu mẹ sắp chuyển dạ sinh non do nhau tiền đạo, mẹ có thể sẽ được tiêm steroid để giúp phổi thai nhi trưởng thành nhanh hơn. Ngay cả khi mẹ không có biểu hiện bất thường gì trong thai kỳ (mẹ không bị chảy máu và thai đủ tháng), mẹ cũng sẽ được chỉ định sinh mổ. Sau tuần 36 thì quyết định cho sinh bé có thể là phương pháp điều trị tốt nhất.

Khi bị nhau tiền đạo, mẹ có thể được tiến hành một số phương pháp điều trị khác như:

Mẹ có thể được truyền máu nếu bị nhau tiền đạo khi mang thai

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Hãy gọi cho bác sĩ nếu mẹ bị xuất huyết âm đạo trong thời gian mang thai, vì nhau tiền đạo có thể gây nguy hiểm cho cả 2 mẹ con đấy.

Có lẽ mẹ muốn biết

Nhau tiền đạo là nguyên nhân gây chảy máu thường gặp nhất trong những tháng cuối thai kỳ. Hầu hết nhau tiền đạo được chẩn đoán sớm và kiểm soát tốt, bé được sinh ra khỏe mạnh bằng sinh mổ (khoảng 75% trường hợp được sinh mổ trước khi chuyển dạ bắt đầu).