Mẹ không hoàn hảo

Protein niệu ở trẻ em: Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Protein niệu là tình trạng nước tiểu chứa một lượng protein cao bất thường, sự hiện diện của protein trong nước tiểu cho thấy bé đang gặp rối loạn chức năng thận, khiến protein bị rò rỉ ra ngoài theo đường nước tiểu. Thế protein niệu ở trẻ em có nguy hiểm? Việc điều trị có quá khó?

>> Các cơ sở thăm khám và điều trị protein niệu thai kỳ tại Hà Nội

Những dấu hiệu của protein niệu

Protein niệu là tình trạng nước tiểu chứa một lượng protein cao bất thường và loại protein thường xuất hiện trong nước tiểu là albumin, vì vậy protein niệu đôi khi còn được gọi là albumin niệu.

Protein niệu còn gọi là albumin niệu

Protein niệu ở trẻ em và người lớn thường không gây ra những triệu chứng. Nhưng khi hàm lượng protein trong nước tiểu cao, nồng độ protein trong máu có thể giảm và bé có các dấu hiệu sau:

Nguyên nhân và cách phân loại protein niệu

Dựa vào nguyên nhân mà protein niệu chia làm 2 loại:

Protein niệu thoáng qua. Protein niệu thoáng qua xảy ra khi trẻ bị lạnh, suy tim xung huyết,dùng thuốc Epinephrine, vận động quá sức, sốt, động kinh, bệnh huyết thanh….

Nếu trẻ mắc dạng này thì khi đi tiểu, ngoài protein ra, trong nước tiểu của trẻ không có hồng cầu, bạch cầu, trụ hình hạt, urê máu không cao. Thường khi kiểm tra, trẻ sẽ không có triệu chứng lâm sàng gì. Do đó việc kết luận protein nước tiểu thoáng qua cần phải hết sức thận trọng.

Việc kết luận protein niệu thoáng qua cần phải hết sức thận trọng

Protein niệu thường xuyên. Protein niệu xuất hiện thường xuyên chứng tỏ tình trạng thận của trẻ đang có vấn đề. Protein niệu thường xuyên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Chẩn đoán protein niệu ở trẻ em có khó?

Để chẩn đoán protein niệu, bác sĩ sẽ cho bé làm một số xét nghiệm và sinh thiết như:

Xét nghiệm nước tiểu. Khi nghi ngờ bé tiểu đạm, bác sĩ sẽ thực hiện một xét nghiệm đơn giản nhằm xác định tình trạng protein niệu – dùng một mảnh giấy hoá học nhúng vào nước tiểu của bé, mảnh giấy sẽ thay đổi màu sắc từ xanh lá cây đến xanh da trời tương ứng với sự tăng dần của nồng độ protein trong nước tiểu. Nếu nước tiểu không có protein, mẩu giấy có màu vàng và dựa vào màu sắc trên giấy, bác sĩ sẽ ước lượng hàm lượng protein có trong nước tiểu.

Mẹ nên lấy mẫu nước tiểu của bé ngay sau khi bé thức dậy vào buổi sáng. Nhưng kết quả của xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc mà bé đang dùng, nên mẹ hãy thông báo với bác sĩ trước về những loại thuốc này nhé.

Chẩn đoán protein niệu ở trẻ em bằng xét nghiệm nước tiểu

Đối với việc xét nghiệm mẫu nước tiểu ngẫu nhiên thì giá trị bình thường đem đo được vào khoảng từ 0-20 mg protein/dL (100ml nước tiểu). Đối với mẫu nước tiểu 24 giờ (lấy toàn bộ số lượng nước tiểu trong một ngày đêm (đủ 24 giờ), thì giá trị bình thường khi hàm lượng protein thấp hơn 80mg.

Tuy nhiên, các giá trị này thường có thể hơi khác nhau giữa các phòng thí nghiệm,vì mỗi phòng thí nghiệm sử dụng các phép đo khác nhau hoặc thử nghiệm các mẫu khác nhau. Do đó, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ hơn tình trạng bệnh của bé.

Ở một số bé, đôi khi có thể tìm thấy một lượng nhỏ protein trong nước tiểu ở giai đoạn nào đó, sau đó tình trạng này biến mất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Xét nghiệm máu. Đôi khi để xác định chính xác hơn về nguyên nhân gây ra protein niệu, bé sẽ được xét nghiệm để đo nồng độ ure (BUN – blood urea nitrogenvà creatinine trong máu.

Sinh thiết thận. Trong một số trường hợp, bác sĩ phải sinh thiết thận để tìm ra nguyên nhân. Trong quá trình sinh thiết thận, bác sĩ sẽ sử dụng một ống kim lấy một lượng nhỏ mô thận để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Bé sẽ được gây mê và khu vực phía trên thận sẽ được gây tê cục bộ.

Điều trị và phòng ngừa bằng cách nào?

Protein niệu ở trẻ em và người lớn thường không gây ra những triệu chứng nên có lẽ người bệnh chẳng hề biết chỉ khi hàm lượng protein trong nước tiểu cao mới có vài triệu chứng. Những gợi ý sau sẽ giúp mẹ điều trị cho bé cũng như phòng ngừa protein niệu cho các thành viên trong gia đình, thực hiện ngay nhé.

Khẩu phần ăn của bé cần hạn chế muối