Mẹ không hoàn hảo

Rối loạn âm vị ở trẻ em

Rối loạn âm vị là một rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng đến hệ thống âm vị của trẻ em. Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc sắp xếp các âm trong lời nói của mình thành một hệ thống âm phân biệt với nhau một cách rõ ràng. 

Rối loạn âm vị là nhánh nhỏ của rối loạn ngôn ngữ

Âm vị là những đơn vị nhỏ nhất chứa ngôn ngữ nói. Âm vị kết hợp để tạo thành các âm tiết và lời nói. Rối loạn âm vị là một nhánh nhỏ của rối loạn ngôn ngữ, xảy ra phổ biến ở trẻ em. Theo báo cáo, rối loạn âm vị thường không rõ nguyên nhân và xảy ra ở trẻ trai nhiều gấp 2 – 4 lần so với trẻ gái. Người ta ước tính rằng có khoảng 7 – 8% trẻ 5 tuổi và 7,5% trẻ trong độ tuổi 3 – 11 mắc rối loạn này.

Những trẻ bị rối loạn âm vị có nhiều khả năng đi kèm theo các vấn đề khác về rối loạn ngôn ngữ, hoặc gặp khó khăn trong một số lĩnh vực học tập như đọc sách, viết chính tả, đánh vần. Ngoài ra, trẻ có thể có những cảm xúc tiêu cực như chán nản, xấu hổ với bạn bè và trở nên thụ động, ít sẵn sàng tham gia vào các hoạt động trường, lớp.

Những trẻ bị rối loạn âm vị có khả năng đi kèm theo các vấn đề khác về rối loạn ngôn ngữ

Nguyên nhân rối loạn âm vị

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn âm vị được chia thành 3 nhóm chính:

Những vấn đề về cấu trúc gây nên rối loạn âm vị cần được điều trị trước khi trẻ tham gia ngôn ngữ trị liệu. Đôi khi, sự điều chỉnh về vấn đề cấu trúc có thể điều chỉnh được vấn đề về âm nói của trẻ.

NNgoài ra, các nhà khoa học còn chỉ ra những yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn âm vị ở trẻ như: