Mẹ không hoàn hảo

Tạm biệt chứng mất ngủ “khó ưa”

Khi gặp vấn đề với giấc ngủ của mình, bạn thường thức dậy trong trạng thái không sảng khoái. Mất ngủ còn khiến cho bạn thiếu năng lượng, giảm hiệu quả công việc và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Làm sao để chữa chứng mất ngủ đáng ghét này? Xem ngay nhé!

1. Nguyên nhân khiến bạn mất ngủ

Mất ngủ là một rối loạn khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ. Bệnh được cho là mạn tính khi bạn bị mất ngủ ít nhất 3 đêm/tuần trong vòng 3 tháng hoặc lâu hơn. Các nguyên nhân hay gặp của mất ngủ gồm có:

Căng thẳng: Những lo lắng về công việc, học tập, sức khoẻ hoặc gia đình có thể khiến cho tâm trí của bạn hoạt động vào ban đêm khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Các sự kiện đau buồn của cuộc sống – ví dụ như mất người thân hay người thân bị bệnh nặng, ly hôn, mất việc làm – cũng có thể dẫn đến mất ngủ.

Lo âu: Những lo âu hàng ngày cũng như các rối loạn lo âu khác có thể xlàm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Chán nản: Bạn có thể ngủ nhiều hoặc rất khó ngủ nếu bạn đang chán nản.

Tâm trạng lo lắng, chán nản là “kẻ” khiến bạn mất ngủ đó

Tình trạng sức khoẻ: Các cơn đau mạn tính, bệnh tiểu đêm hoặc khó thở sẽ khiến bạn khó ngủ.

Thay đổi trong môi trường sống hoặc lịch trình làm việc: Đi du lịch hoặc thay đổi ca làm (muộn hoặc sớm) có thể gây rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, gây ra khó ngủ.

Thói quen đi ngủ không tốt: Ví dụ như giờ giấc ngủ không cố định, các hoạt động mang tính kích động trước khi đi ngủ, môi trường ngủ không thoải mái và sử dụng giường để làm việc.

Thuốc: Nhiều loại thuốc có thể gây trở ngại cho giấc ngủ, trong đó có một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc tim mạch, thuốc điều trị huyết áp, thuốc dị ứng, các chất kích thích (như Ritalin) và corticosteroid.

Một số loại thuốc thông dụng không cần toa bác sĩ – bao gồm thuốc giảm đau, thuốc thông mũi và các sản phẩm giảm cân – có chứa caffeine và các chất kích thích khác gây khó ngủ.

Caffeine, nicotine và rượu: Cà phê, trà, cola và các đồ uống có chứa caffeine khác là những chất kích thích phổ biến. Uống cà phê vào buổi chiều hoặc muộn hơn có thể làm bạn khó đi vào giấc ngủ ban đêm.

Uống caffe cũng là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ về đêm đó

Nicotin trong thuốc lá là một chất kích thích có thể gây ra chứng mất ngủ. Rượu là một loại thuốc an thần có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ, nhưng nó ngăn cản các giai đoạn của giấc ngủ sâu và thường làm cho bạn thức giấc vào giữa đêm.

Ăn quá nhiều vào cuối buổi tối: Ăn nhẹ trước khi đi ngủ là bình thường, nhưng ăn quá nhiều có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi nằm xuống, điều này làm bạn khó ngủ. Bên cạnh đó, ăn nhiều còn khiến bạn cũng có thể bị chứng ợ nóng (GERD) gây khó ngủ.

Tuổi tác: Khi bạn lớn tuổi, thời gian ngủ của bạn vẫn cần đủ từ bảy đến tám tiếng. Nhưng giấc ngủ của bạn lại dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố xung quanh (ví dụ như tiếng ồn). Đồng hồ sinh học của bạn cũng thay đổi, bạn thường mệt mỏi sớm hơn vào buổi tối và thức dậy sớm hơn vào buổi sáng.

Ít vận động: Việc ít vận động vào ban ngày cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bạn. Chẳng hạn như bạn ít vận động hơn nên sẽ có những giấc ngủ ngắn vào ban ngày, điều này khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm.

2. Những triệu chứng “khó ưa” vì mất ngủ

Mất ngủ khiến cho bạn thiếu năng lượng, giảm hiệu quả công việc và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi bị mất ngủ, bạn sẽ có những triệu chứng khó chịu như:

3. Phương pháp chẩn đoán khi bạn bị mất ngủ

Tất cả các xét nghiệm và phương pháp dưới đây giúp bác sĩ biết bạn bị mất ngủ như thế nào và lập ra kế hoạch điều trị đúng đắn.

4. Cách điều trị mất ngủ hiệu quả

Thay đổi thói quen ngủ không tốt, xác định nguyên nhân gây mất ngủ (như tình trạng bệnh lý hoặc thuốc đang sử dụng) là những phương pháp có thể giúp nhiều người lấy lại được giấc ngủ ngon. Nếu như các phương pháp này không hiệu quả, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng một số loại thuốc giúp thư giãn và dễ ngủ hơn.

 

Liệu pháp thay đổi hành vi

Các liệu pháp này giúp cho bạn có những thói quen ngủ tốt và cải thiện môi trường ngủ. Đây là bước đầu tiên để điều trị mất ngủ. Các liệu pháp thay đổi hành vi bao gồm:

 

Thuốc theo toa:

Dùng thuốc ngủ theo toa – chẳng hạn như zolpidem (Ambien) Đọc thêm tại zolpidem, eszopiclone (Lunesta) Đọc thêm tại eszopiclone, zaleplon (Sonata) Đọc thêm tại zaleplon hay ramelteon (Rozerem) Đọc thêm tại ramelteon – có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ ngon lành.

Các bác sĩ thường khuyên bạn không nên sử dụng thuốc ngủ theo toa hơn một vài tuần, nhưng một số loại thuốc có thể được chấp thuận cho sử dụng lâu dài.

 

Thuốc không cần toa hỗ trợ giấc ngủ:

Ban đầu, những thuốc chứa kháng histamine có thể làm cho bạn buồn ngủ, nhưng chúng cũng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn. Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ ban ngày, chóng mặt, bí tiểu, khô miệng và nhầm lẫn. Những ảnh hưởng này có thể trầm trọng hơn ở người lớn tuổi. Thuốc kháng histamine cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiết niệu, khiến bạn phải thức dậy để đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.

5. Kiểm soát chứng mất ngủ tại nhà

Để không bị mất ngủ, bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau đây:

 

Này này, hạn chế ngủ ngày nếu bạn cảm thấy khó ngủ về đêm nhé

6. Để có giấc ngủ ngon, trước khi đi ngủ bạn nên