Mẹ không hoàn hảo

Tiêm phòng cúm trước khi mang thai khi nào thì hiệu quả?

Tiêm phòng cúm trước khi mang thai khi nào thì hiệu quả? Việc tiêm phòng cúm trước khi mang thai thường không có tác dụng lâu dài, do vậy bạn nên tiêm phòng cúm lại một thời gian ngắn chuẩn bị trước khi mang thai. Điều này giúp bạn tránh bị cảm cúm khi mang thai và giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi.

>> Hãy lên kế hoạch tìm kiếm phòng khám sản phụ khoa ngay từ khi có ý định mang thai

Ở Việt Nam, mỗi khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh dễ khiến chị em phụ nữ chúng mình nhiễm cảm cúm. Nếu bạn muốn có con thì việc tiêm phòng cúm trước khi mang thai sẽ giảm bớt khả năng bị bệnh cảm cúm cho mẹ trong suốt thai kỳ đấy.

Bị cảm cúm khi mang thai làm nhiệt độ cơ thể bà bầu tăng lên nhanh chóng gây sốt, sổ mũi, rát họng… Đặc biệt cúm khi mang thai còn có thể làm rối loạn sự trao đổi chất, sinh ra độc tố, ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt trong trường hợp mẹ bị sốt cao khi mang thai 3 tháng đầu.

Tiêm vacxin ngừa cảm cúm trước khi mang thai có tác dụng trong bao lâu?

Câu trả lời là chỉ 1 năm mà thôi. Vacxin ngừa cảm cúm cần được tiêm nhắc lại mỗi năm vì tác dụng của nó trong việc bảo vệ cơ thể giảm sút theo thời gian.

Mặt khác, các virus cúm cũng thường xuyên thay đổi, có thể xuất hiện những đột biến khác nhau ở mỗi mùa và ngày càng mạnh hơn. Vì vậy, các công thức vacxin cúm cũng được kiểm duyệt và điều chỉnh lại mỗi năm để đáp ứng các thay đổi nhanh chóng này của virus cúm trên toàn thế giới.

Vacxin ngừa cảm cúm cần được tiêm nhắc lại mỗi năm vì tác dụng của nó trong việc bảo vệ cơ thể giảm sút theo thời gian

Hiện nay, vacxin ngừa cúm có 2 loại và chỉ có tác dụng ngăn ngừa cúm chứ không bảo vệ chống lại bệnh cảm lạnh hoặc rối loạn tiêu hóa.

Sau bao lâu thì tiêm phòng cúm trước khi mang thai có tác dụng?

Thông thường phải mất khoảng 2 tuần kể từ lúc tiêm phòng thì vacxin ngừa cúm mới phát huy tác dụng, do đó hãy đi tiêm phòng sớm trước khi mùa cúm (từ tháng 10 đến tháng 3) bắt đầu nếu bạn chuẩn bị mang thai nhé!

Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi tiêm ngừa vẫn bị cúm. Nguyên nhân do cơ địa không đáp ứng với vacxin, do bảo quản vacxin không đúng cách hoặc do nhiễm những loại virus cúm khác vì vacxin ngừa cúm hiện nay chỉ phòng tránh được những virút cúm thông thường là cúm loại A (H3N2, H1N1) và một loại cúm B…

Ở Việt Nam, loại vacxin phổ biến được tiêm ngừa cho cả những mẹ bầu lẫn những bạn muốn tiêm phòng trước khi mang thai là thuốc Vaxigrip.

>> Điểm danh những vacxin cần được tiêm phòng trước khi mang thai

Trường hợp phải cẩn thận với tiêm phòng cúm trước khi mang thai

Không tiêm vacxin ngừa cúm nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, rối loạn thần kinh, hay đang ốm nặng.

Hầu hết các chủng vacxin ngừa cảm cúm đều chứa 1 lượng nhỏ protein từ trứng do nuôi cấy vi rút trong trứng. Do đó, bạn nên cẩn thận khi tiêm nếu bạn bị dị ứng với trứng.

Bạn có thể hỏi bác sĩ để chọn loại vacxin ngừa cúm không chứa thành phần protein từ trứng, ví dụ loại Recombinant Influenza Vaccine (RIV), thường chỉ được sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên.

Nếu loại vacxin không chứa thành phần từ trứng không có sẵn tại bệnh viện, bạn có thể làm xét nghiệm để xem có chắc bạn bị dị ứng với trứng hay không. Bác sĩ hay y tá sẽ cho 1 lượng trứng nhỏ lên bề mặt vùng da bị cào xước của bạn và theo dõi phản ứng của cơ thể bạn với trứng và mức độ dị ứng với trứng của bạn. Tùy vào mức độ dị ứng với trứng, bác sĩ sẽ quyết định chọn loại vacxin nào phù hợp với bạn và sử dụng thuốc chống dị ứng ra sao sau khi tiêm.

Để an toàn nhất thì bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai sẽ tốt hơn là tiêm trong thời gian mang thai. Vì rất lâu trong 9 tháng mang thai bạn phải hạn chế dùng các loại thuốc trong đó có thuốc chống dị ứng.

Các loại vacxin khác cần tiêm phòng trước khi mang thai

Bên cạnh tiêm phòng cúm, phụ nữ chuẩn bị mang thai cần tiêm phòng để tránh mắc các bệnh khác như: