Mẹ không hoàn hảo

Tiêu chí chọn trường mầm non song ngữ chất lượng cho con

Khi con đến tuổi đi học mầm non, ba mẹ thường rất lo lắng và phân vân không biết tiêu chí chọn trường mầm non cho bé như thế nào. Nhưng ba mẹ có biết không, trường mầm non không đơn thuần chỉ là một nơi giữ trẻ trong khi ba mẹ đi làm mà đây còn được xem là cái nôi cho sự phát triển nhận thức và hình thành nhân cách của bé.

Ngoài ra, nếu cho bé học ở trường mầm non song ngữ, bé còn có cơ hội tiếp xúc với tiếng anh sớm, qua đó, giúp bé học tiếng anh một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.

Trẻ em cần gì?

Mỗi đứa trẻ là mỗi cá thể riêng biệt với những nét tính cách khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, sở thích và dĩ nhiên là năng khiếu cũng rất khác nhau. Do đó, việc tổ chức giảng dạy, vui chơi ở mỗi trường, mỗi lớp đều phải tính toán đến sở thích, trình độ của trẻ và cả hoàn cảnh thực tế ở thời điểm đó.

Để làm được việc này, giáo viên phải rất linh hoạt và tinh tế. Tuy vậy, những điều trẻ em cần ở một trường mầm non thì luôn không thay đổi. Trẻ cần được chăm sóc khỏe mạnh, cần được yêu thương, cần được khám phá thế giới, cần môi trường giao tiếp xã hội để phát triển các kỹ năng xã hội.

Với những nhu cầu cơ bản như vậy, ta sẽ tìm hiểu các trường phải làm gì để đáp ứng. Sau đây là các tiêu chí cho một trường mầm non tốt:

1. Cơ sở vật chất

Sân chơi cho bé:

Bé càng vận động nhiều càng khoẻ mạnh

Phòng học:

Đồ chơi đa dạng và tuyệt đối an toàn cho bé

Cát sạch cho bé tha hồ chơi vui và phát triển các kĩ năng vận động tinh

Bé cũng rất thích được nghịch nướ

Bếp ăn:

2. Giáo viên

3. Chương trình tiếng Anh/ngoại ngữ

4. Chương trình kỹ năng sống

Đây cũng là một trong những “điểm sáng” mà các trường hay đưa ra khi thuyết phục bạn cho con vào trường họ. Tuy nhiên, bạn nên hiểu bản chất việc giáo dục ở bậc học mầm non là giáo dục kỹ năng cho trẻ.

Vì vậy, các chương trình này có cũng tốt (trên thực tế, các giáo viên dạy kỹ năng thường có kỹ năng và phương pháp tốt hơn hẳn giáo viên thông thường), nhưng hãy chỉ coi nó là một điểm cộng cho trường bởi số giờ học thường không nhiều. Bản thân chương trình kỹ năng cũng thường đánh vào thị hiếu của phụ huynh hơn là nhu cầu thực của trẻ.

5. Hoạt động ngoại khóa

Là điều nên có và hay được quảng bá rộng rãi bởi các trường có tiềm lực kinh tế. Các hoạt động ngoại khóa đa dạng là cần thiết, tuy nhiên bạn đừng để những điều đó làm mờ đi các quan tâm khác tới chất lượng thực của trường.

Dù là mưa nhân tạo mà sao vui quá mẹ ơi

Hoạt động ngoại khóa rất tốt cho bé

6. Chương trình học

Những chương trình học cho phép bé thể hiện cá tính riêng, năng khiếu và sáng tạo luôn được khuyến khích.

Mặc dù vậy, trẻ được học chương trình nào, nội dung chương trình ra sao không quan trọng bằng cách thức giáo viên thực hiện nó.

Cô giúp bé học cách phân biệt và gọi tên rau củ thông qua trò chơi

Vừa học vừa chơi là một trong những cách giúp bé tiếp thu nhanh nhất

7. Thực đơn

Hãy chắc chắn rằng bạn có thể biết chính xác con bạn ăn những gì trong ngày. Thỉnh thoảng hãy hỏi con bạn về lượng thực phẩm bé được cung cấp ở từng bữa.

Khi đến trường tham quan, ba mẹ đừng quên nhìn qua nhà bếp để đảm bảo bữa ăn của trẻ được chế biến bằng những nguyên liệu tốt và vệ sinh.

8. Đánh giá và báo cáo kết quả

Con bạn cần nhiều hơn là một năm 3 lần họp phụ huynh. Những trường tốt cần cam kết việc thông báo tình hình trẻ bằng văn bản tới phụ huynh định kỳ.

Bạn cần đảm bảo rằng, các thông tin về con bạn được giữ bí mật và không được tùy tiện sử dụng mà không có sự cho phép từ gia đình bạn.

Nếu con bạn cần chăm sóc đặc biệt, hãy yêu cầu giáo viên và bạn liên lạc thông qua một sổ liên lạc để hàng ngày bạn và giáo viên trao đổi thông qua đó.

9. Lãnh đạo trường

Nếu có điều kiện, phụ huynh nên tìm hiểu lãnh đạo/người quản lý các trường. Một người lãnh đạo/quản lý tốt không những phải đặt lợi ích của trẻ lên hàng đầu mà còn phải coi trọng và bảo vệ lợi ích cho giáo viên của chính họ nữa.

Bản thân người viết bài này đã từng làm việc ở những trường lớn và thu phí cao, nhưng giáo viên tốt thì cứ phải lần lượt ra đi. Phụ huynh khôn ngoan hãy nghĩ về điều đó.

Bậc học mầm non yêu cầu tính trách nhiệm ở những người liên quan rất cao. Một sơ suất nhỏ của giáo viên, của người quản lý có thể dẫn tới hậu quả khôn lường cho con bạn.