Mẹ không hoàn hảo

Tìm hiểu về cơ chế tiết sữa mẹ khi cho con bú

Các mẹ bầu và các mẹ sữa đã biết phản xạ sữa chảy về và cơ chế tiết sữa mẹ diễn ra như thế nào chưa? Hãy cùng mekhonghoanhao tìm hiểu nhé!

Khi hiểu rõ cơ chế tiết sữa mẹ, chắc chắn các mẹ sẽ an tâm hơn trên hành trình khi nuôi con bằng sữa mẹ.

Sữa mẹ được tiết ra từ đâu?

Sữa mẹ được tạo thành từ vú người phụ nữ có thai và bắt đầu có nhiều sau khoảng 24 – 48 tiếng sau sinh. Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh trước khi trẻ có thể hấp thụ dinh dưỡng từ các nguồn khác.

Sữa được cấu tạo trong các tuyến hình túi trong vú người mẹ. Các tuyến tạo sữa này lớn lên và hoạt động từ tháng thứ ba của thai, do ảnh hưởng của các kích thích tố như oestrogen, progesterone, prolactin (từ tuyến yên trên não người mẹ) và lactogen (từ nhau của thai).

Phản xạ sữa chảy về (the let-down process) là gì?

Khi mẹ cho bé bú, hành động mút của bé sẽ kích thích các dây thần kinh trong núm vú làm phát đi một thông điệp tới não mẹ để cung cấp sữa cho bé. Lúc này cơ thể mẹ giải phóng các hóc môn thu hút sữa mẹ chảy về “kho trữ sữa” bên dưới núm vú. Việc giải phóng sữa được gọi là “phản xạ sữa chảy về”.

Mẹ có biết cơ chế tiết sữa mẹ xảy ra như thế nào không?

Phản xạ này xảy ra mỗi khi mẹ cho bé bú và phải mất một vài phút để hiện tượng này xảy ra nhưng theo thời gian sữa chảy về nhanh hơn nên mẹ chỉ mất vài giây là đã có thể bắt đầu cho bé bú sữa mẹ.thoi gian tiet sua me

Cơ chế sản xuất sữa ở cơ thể mẹ diễn ra như thế nào?

Phản xạ tiết sữa (phản xạ Prolactin)
Khi bé mút núm vú mẹ sẽ kích thích tuyến yên giải phóng hóc môn prolactin vào trong máu. (Điều tương tự có thể xảy ra khi mẹ nghĩ đến việc chăm sóc con hay nghe tiếng con khóc). Hóc môn prolactin kích thích vú sản xuất ra nhiều sữa hơn.

Prolactin được sản xuất nhiều vào ban đêm nên cho bé bú đêm rất tốt để tạo ra nhiều sữa và prolactin còn có tác dụng an thần giúp cả mẹ và bé có một giấc ngủ ngon.thoi gian tiet sua me

Nuôi con bằng sữa mẹ – phản xạ tiết sữa (phản xạ Prolactin)

Phản xạ phun sữa (phản xạ Oxytoxin)
Khi bé mút núm vú mẹ cũng sẽ kích thích tuyến yên giải phóng hóc môn oxytocin vào trong máu. Hormone oxytocin kích thích sự co thắt ở các cơ nhỏ xung quanh các ống dẫn ở vú trong khi sữa được đổ đầy vào trong các ống dẫn. Khi bé mút, sự kết hợp của việc bé nén núm vú, quầng vú và áp lực mút mà bé tạo ra khi bú sữa mẹ.

Khi dòng sữa chảy tăng, phế nang đầy sữa co bóp có thể làm cho ngực mẹ ngứa ran, hơi rát và nhói hay cảm giác chinh chích. Sữa mẹ có thể nhỏ giọt hay thậm chí phun ra trong quá trình phản xạ sữa chảy về. (Nếu chuyện này xảy ra trong lúc bất tiện, mẹ cố gắng vòng cánh tay ra trước ngực rồi nén nhẹ nhàng để ngừng dòng chảy).

Trong những ngày đầu nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ có thể cảm thấy sự co bóp trong tử cung khi bé bú sữa mẹ. Sự khó chịu nhẹ này chính là do hóc môn oxytocin giúp tử cung co lại về kích thước cũ trước khi mẹ mang thai. Mẹ có thể cảm thấy bình tĩnh, thoải mái, vui vẻ khi mẹ cho con bú chính là nhờ hóc môn oxytocin hay còn được gọi là hóc môn tình yêu.

Sữa mẹ có thể nhỏ giọt hay thậm chí phun ra trong quá trình phản xạ sữa chảy về

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cảm thấy buồn ngủ và khát nước. Những dấu hiệu này chứng tỏ là bé đang bú mẹ đúng cách.

Theo lẽ tự nhiên thì bé càng bú nhiều sữa thì cơ thể mẹ càng tự sản xuất ra sữa nhiều. Trong sữa mẹ có chất ức chế tạo sữa, khi có lượng sữa lớn đọng lại trong vú mẹ thì chất ức chế này được tiết ra làm cho vú ngừng tạo sữa. Vì thế nếu mẹ muốn có nhiều sữa cho bé bú thì mẹ nên làm cho vú rỗng bằng cách cho bé bú thường xuyên hoặc vắt sữa ra.

Một số mẹo giúp tăng lượng sữa mẹ