Mẹ không hoàn hảo

Hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật

Hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật. Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật ba mẹ cần giữ bình tĩnh, tuỳ từng trường hợp có cách giải quyết khác nhau. Dưới đây là một số tình huống có thể gặp phải và lời khuyên về cách xử lý.

Trẻ bị nghẹn, nhưng vẫn có thể thở và nói chuyện được, điều này có nghĩa là đường thở không hoàn toàn bị chặn. Trong tình huống này bạn nên quan sát kỹ những dấu hiệu chuyển biến của trẻ, để kịp thời sơ cứu. Bé sẽ cảm thấy tốt hơn khi bé ho để đẩy vật ra. Đừng cố sử dụng các vật khác để lấy dị vật ra, vì có thể sẽ đẩy vật xuống sâu hơn và làm cho tình hình tệ hơn. Hãy ở bên cạnh bé cho đến khi bé hoàn toàn khỏe hẳn.

Trẻ bị hóc dị vật nhưng trẻ vẫn tỉnh táo nhưng không thể thở, không thể nói chuyện, không thể tạo ra âm thanh hoặc da chuyển sang màu xanh: Trong trường hợp này hãy tiến hành đẩy bụng cho trẻ và gọi cấp cứu ngay lập tức. Thực hiện các động tác ép bụng để đẩy dị vật ra nếu bạn đã được đào tạo. Nếu bạn chưa được đào tạo, và không ai khác có mặt tại hiện trường được đào tạo để thực hiện kỹ thuật ép bụng này, hãy đợi cho đến khi có người giúp đỡ đến.

Nếu trẻ bị nghẹt thở và ngất đi, và không còn thở nữa, hãy gọi giúp đỡ và cấp cứu tức thì. Sau đó tiến hành ngay kỹ thuật sơ cứu CPR. Nếu không có ai biết kĩ thuật này, hãy đợi đội cứu hộ đến.

Ba mẹ, người chăm sóc trẻ nên biết các động tác sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật

Trẻ bị hóc dị vật – Khi nào cần gọi bác sĩ hoặc đi cấp cứu

Đưa trẻ đến trung tâm chăm sóc y tế khẩn cấp khi tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng.

Trẻ cũng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp khi:

Nếu trẻ bị nghẹn nhưng trở lại bình thường sau khi ho, thì trẻ không cần cấp cứu nhưng bạn nên gọi bác sĩ đến khám hoặc đưa bé đi khám sau đó.

Phòng ngừa trẻ bị hóc dị vật như thế nào?

Tất cả trẻ em đều có nguy cơ bị nghẹn do hóc dị vật hoặc hóc thức ăn, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi sẽ dễ bị hơn. Trẻ nhỏ thường có xu hướng đưa mọi thứ vào miệng nhưng đường dẫn khí của trẻ nhỏ nên dễ dàng bị mắc nghẹn, cũng như trẻ không có nhiều kinh nghiệm nhai nên thường nuốt trọng mọi thứ.

Bạn có thể giúp giảm thiểu những rủi ro trẻ bị hóc dị vật như sau:

Cha mẹ và người giữ trẻ cần tham gia các khóa học CPR và các khóa học sơ cứu để biết cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật.