Mẹ không hoàn hảo

Triệu chứng rối loạn thách thức chống đối ở trẻ

Rối loạn thách thức chống đối thuộc nhóm rối loạn hành vi, là một khuôn mẫu lặp đi lặp lại của hành vi nổi loạn, đối nghịch, không vâng lời, thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Các nhà nghiên cứu định nghĩa rối loạn thách thức chống đối là một khuôn mẫu lặp đi lặp lại của hành vi nổi loạn, đối nghịch, không vâng lời; trẻ mắc rối loạn thách thức chống đối thường dễ nóng giận, khó kiểm soát tính khí của mình. Rối loạn thách thức chống đối thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và nó thuộc nhóm rối loạn hành vi.

Rối loạn thách thức chống đối làm ảnh hưởng đến những mối quan hệ, cơ hội nghề nghiệp và chất lượng cuộc sống của trẻ; thậm chí, một số trẻ mắc rối loạn thách thức chống đối sẽ phát triển thành rối loạn cư xử. Những trẻ bị rối loạn thách thức chống đối không được điều trị sẽ có nguy cơ lạm dụng chất và phạm pháp khi trẻ lớn lên.

Triệu chứng rối loạn thách thức chống đối

Một số dấu hiệu phổ biến của dạng rối loạn hành vi này:

Triệu chứng rối loạn thách thức chống đối

Về tâm trạng, trẻ mắc rối loạn thách thức chống đối thường ủ rũ, dễ cảm thấy thất vọng, lòng tự trọng thấp. Đôi khi trẻ có thể lạm dụng thuốc và bia rượu.

Thường thì trẻ bị rối loạn thách thức chống đối sẽ không tham gia vào những hoạt động phạm pháp. Gần đây, người ta phát hiện ra vài triệu chứng của dạng rối loạn hành vi này ở bé gái có thể khác với bé trai. Các bé gái sẽ thể hiện sự gây hấn của mình thông qua lời nói chứ không phải hành động và theo những cách thức gián tiếp khác. Ví dụ, các bé gái có rối loạn thách thức chống đối có khuynh hướng nói dối và không hợp tác trong khi các bé trai sẽ mất bình tĩnh và tranh cãi với người lớn.