Mẹ không hoàn hảo

Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu, là tình trạng cơ thể bị viêm nhiễm bất cứ vị trí nào ở đường tiết niệu. Phụ nữ có nguy cơ viêm đường tiết niệu khi mang thai từ tuần thứ 6 đến tuần 24 khá cao.

Viêm đường tiết niệu là tình trạng cơ thể bị viêm nhiễm bất cứ vị trí nào ở đường tiết niệu và có thể xảy ra tại các điểm khác nhau trong đường tiết niệu bao gồm:

Đường tiết niệu ở nữ

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm đường tiết niệu có thể diễn tiến tới viêm thận. Phụ nữ phụ nữ bị viêm đường tiết niệu khi mang thai dẫn đến viêm thận dễ gây sinh non hay bé sinh ra nhẹ cân.

Nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu khi mang thai

Đối với hầu hết các ca, vi khuẩn viêm nhiễm xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang gây nhiễm trùng ở các bộ phận này trước, nhưng cũng có thể lây lan đến thận.

Phụ nữ có xu hướng bị nhiễm bệnh này nhiều hơn là nam giới vì niệu đạo ngắn và gần hậu môn hơn, tuy vậy khi bị bệnh thì cũng chữa khỏi nhanh hơn so với nam giới. Khả năng mắc bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai từ tuần thứ 6 đến tuần 24 tăng cao hơn so với bình thường do thai nhi lớn dần lên chèn ép bàng quang và đường tiểu của mẹ dễ gây nhiễm khuẩn.

Nguy cơ viêm đường tiết niệu khi mang thai cao hơn ở tuần 6 đến tuần 24

Triệu chứng viêm đường tiết niệu khi mang thai ra sao?

Khi bị viêm đường tiết niệu, mẹ bầu có thể có một hoặc nhiều hơn những triệu chứng sau:

Nếu tình trạng nhiễm lây lan đến thận của bạn, triệu chứng có thể bao gồm:

Thông thường sau một thời gian và với tình trạng viêm đường tiết niệu rất nhẹ ở niệu đạo hay bàng quang, cơ thể có thể sẽ tự loại bỏ các vi khuẩn mới bắt đầu xâm nhập. Tuy nhiên, hầu hết các loại viêm đường tiết niệu đều cần phải điều trị sớm.

Xem thêm:
>> Chẩn đoán viêm đường tiết niệu khi mang thai.
>> Điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ.
>> Phòng bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ.