Mẹ không hoàn hảo

Chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp thức ngủ

Chẩn đoán rối loạn nhịp thức ngủ, một dạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em và thanh thiếu niên, bằng cách xem xét các triệu chứng của trẻ để tìm ra nguyên nhân và từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Chẩn đoán rối loạn nhịp thức ngủ

Có một số kiểm tra có thể được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn nhịp thức ngủ (rối loạn này được đặc trưng bởi thời gian ngủ và thức bị gián đoạn). Bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành chẩn đoán bằng việc xem xét các triệu chứng của trẻ, hỏi bệnh và khám bệnh.

Những kiểm tra sàng lọc khác bao gồm:

Chụp CT và MRI để kiểm tra các bệnh về thần kinh, nhiễm trùng xoang hoặc tắc nghẽn đường thở

Điều trị rối loạn nhịp thức ngủ

Các rối loạn nhịp sinh học được điều trị tùy thuộc vào dạng rối loạn được chẩn đoán. Mục đích của việc điều trị nhằm lên lịch cho giấc ngủ của trẻ để trẻ đó có thể đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt của mình. Liệu pháp can thiệp thường kết hợp các kĩ thuật đảm bảo cho giấc ngủ phù hợp và phương pháp kích thích từ bên ngoài – như liệu pháp sử dụng ánh sáng, hoặc liệu pháp thời khắc. Liệu pháp thời khắc là một kĩ thuật điều chỉnh thời gian đi ngủ dần dần một cách có hệ thống cho đến khi đạt được thời gian đi ngủ như mong muốn. Liệu pháp này giúp trẻ thiết lập lại nhịp sinh học, hướng đến thói quen mong muốn. Khi được kết hợp, các liệu pháp này có thể tạo ra những kết quả đáng kể cho những trẻ mắc rối loạn nhịp thức ngủ.

Melatonin đôi khi được dùng để giúp ngăn ngừa chứng mệt mỏi sau chuyến bay dài. Hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về loại hormone này nếu trẻ sắp phải di chuyển giữa các múi giờ khác nhau, nhằm tránh xảy ra rối loạn nhịp thức ngủ, cũng như các rối loạn giấc ngủ ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Xem thêm về chứng ngưng thở khi ngủ cũng là một loại rối loạn giấc ngủ