Sức khỏe

Nguyên nhân dẫn đến cái chết đột ngột của nghệ sĩ hài Anh Vũ? chứng ngưng thở khi ngủ?

Nghệ sĩ hài Anh Vũ đột tử ở Mỹ ở cái tuổi 47 nên theo luật họ sẽ khám nghiệm tử thi tìm nguyên nhân, kết quả chính thức có thể vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng mới công bố trên giấy khai tử và cũng có thể chỉ ghi lý do chung chung. Nếu bạn hay chồng bạn ngủ ngáy to, hay đi tiểu đêm, hay đau đầu, mệt mỏi và hay quên, có thể còn suy giảm ham muốn với bạn thì hãy đọc cẩn thận để xem chồng bạn có bị chứng ngưng thở khi ngủ hay không để biết sớm mà đi khám bạn nhé, cách xử lý vô cùng đơn giản và hiệu quả, lại tránh được những nguy hiểm không đáng có.

Ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân dẫn đến cái chết đột ngột của nghệ sĩ hài Anh Vũ?

Theo anh Dũng Taylor:

“Tôi cùng với tất cả những ai biết hoặc yêu mến danh hài Anh Vũ vẫn chưa khỏi bàng hoàng khi nghe tin Anh Vũ đột ngột ra đi trong giấc ngủ đúng ngày giỗ của cố NS Trịnh Công Sơn, một tháng tư. Tuy từ 2004 mỗi năm làm việc với Anh Vũ một hai show nhưng tôi rất mến Anh Vũ vì bản chất thân thiện, làm việc trách nhiệm và hòa đồng với mọi người.

Nguyên nhân dẫn đến cái chết nghệ sĩ hài Anh Vũ - chứng ngưng thở khi ngủ hình 1

Liệu nghệ sĩ hài Anh Vũ qua đời có phải do chứng ngưng thở khi ngủ (Sleep apnea)

Khi nghe tin Anh Vũ mất trong giấc ngủ tôi tìm hiểu nguyên nhân vì từ khi mẹ tôi lâm bệnh vào tháng ba, 2018 cho đến lúc bà mất vào cuối tháng chín, 2018 tôi muốn hiểu biết thêm về những bệnh liên quan đến tim mạch. Một phần ba cuộc đời chúng ta dành cho giấc ngủ, nếu ra đi trong giấc ngủ thì cũng dễ chấp nhận đối với những người lớn tuổi có bệnh như mẹ tôi trút hơi thở cuối cùng hai ngày sau khi lâm vào tình trạng bất tỉnh. Người xưa nói rằng ra đi trong giấc ngủ là cái chết “lý tưởng” vì khủng khiếp đến đâu cũng chưa chắc đủ bản lĩnh và tin thần để chuẩn bị cho sự ra đi của mình, nếu đi trong giấc ngủ thì sẽ nhẹ nhàng hơn, nhưng vì Anh Vũ còn quá trẻ nên sự ra đi đột ngột của em đã để lại nhiều ngổn ngang trong tâm trí người thân và gia đình.

Anh Vũ đột tử ở Mỹ ở cái tuổi 47 nên theo luật họ sẽ khám nghiệm tử thi tìm nguyên nhân, kết quả chính thức có thể vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng mới công bố trên giấy khai tử và cũng có thể chỉ ghi lý do chung chung. Theo lời kể của người thân và bạn bè về bệnh tình, cùng với những hành động bất thường của Anh Vũ một ngày trước khi Anh Vũ đột tử, tôi tin tưởng những đút kết của tôi về việc nghệ sĩ Anh Vũ mất vì chứng ngưng thở khi ngủ dựa trên cơ sở y học sẽ không xa vời với những gì phía cơ quan chức năng Mỹ sẽ kết luận.”

Nguyên nhân dẫn đến cái chết nghệ sĩ hài Anh Vũ - chứng ngưng thở khi ngủ hình 2

Chứng ngưng thở khi ngủ (Sleep apnea) là nguyên nhân dẫn đến cái chết nghệ sĩ hài Anh Vũ?

Vậy chúng ta cùng tìm hiểu thêm chứng ngưng thở khi ngủ (Sleep apnea) từ bài viết của Paul G. Mathew, MD, FAAN, FAHS trong tạp chí sức khỏe Harvard nhé.

Ngưng thở khi ngủ là gì?

Ngưng thở khi ngủ làm gián đoạn giấc ngủ cho cả người ngủ và người đang ngủ chung với họ trên cùng một giường. Trong trường hợp một bệnh nhân nữ có chồng từ chối đi khám mặc dù có dấu hiệu ngưng thở khi ngủ, tôi thường thúc giục bệnh nhân rủ chồng đi cùng vào lần khám tiếp theo với tôi. Dù là bệnh nhân hay vợ/chồng họ, tôi vẫn thường nghe thấy câu nói, “tôi đã luôn ngủ theo cách này”.

Nguyên nhân dẫn đến cái chết nghệ sĩ hài Anh Vũ - chứng ngưng thở khi ngủ hình 5

Chứng ngưng thở trong khi ngủ (Sleep apnea) còn khiến bạn đời mất ngủ theo

Khi nhiều bệnh nhân thắc mắc cần giải thích cụ thể ngưng thở khi ngủ là gì. Tôi vẫn giải thích giải thích rằng giấc ngủ kém giống như rượu ấy. Ở độ tuổi 20 của chúng tôi, uống 6 chai bia sẽ dẫn đến một buổi sáng mệt mỏi sau đó, nhưng cùng một lượng 6 chai bia này ở độ tuổi 50 có thể cần đến 1 tuần để phục hồi hoàn toàn. Tương tự như vậy, việc phục hồi sau 1 đêm không ngủ khi 20 tuổi dễ hơn nhiều khi chúng ta 50. Bộ não của thanh niên trẻ mau chóng phục hồi với các tình huống độc hại, như uống rượu và rối loạn chức năng giấc ngủ hơn so với bộ não của người già rất nhiều.

Nếu việc cải thiện được chứng đau đầu, tâm trạng, năng lượng, sự tỉnh táo, trí nhớ và nhận thức không phải là động lực thúc đẩy đủ lớn. Tôi cũng khuyên họ rằng chứng ngưng thở khi ngủ nếu không được chữa trị có thể dẫn đến gia tăng nguyên nhân đột quỵ, bệnh tim, phá hủy não bộ.

Dấu hiệu bệnh ngưng thở khi ngủ

Hơn một phần ba dân Hoa Kỳ bị căn bệnh rối loạn giấc ngủ, “Ngưng Thở Khi Ngủ”, tiếng Anh gọi là sleep apnea. Dấu hiệu của bệnh ngưng thở khi ngủ là ngáy, càng to thì chứng bệnh càng trầm trọng. Những người bị bệnh ngưng thở khi ngủ thuờng đuối sức và buồn ngủ giữa ban ngày cho dù mới thức. Người bị bệnh ngưng thở khi ngủ thì trong lúc cơ thể ngủ nhưng não bộ tắt nghẽn oxy gây tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ dù ngủ nhiều vẫn cảm thấy buồn ngủ.

Bệnh ngưng thở khi ngủ để lâu ngày sẽ biến chứng sang tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, mất trí nhớ, béo phì, trầm cảm, nóng tính, dễ bực bội, đái đêm, và yếu sinh lý. Theo thống kê của bộ Y Tế Hoa Kỳ thì 42% bệnh nhân tử vong tim mạch và tiểu đường đến từ biến chứng của căn bệnh ngưng thở khi ngủ để rất lâu mà không chịu chữa trị.

Người mang bệnh ngưng thở khi ngủ luôn trong tình trạng thiếu ngủ truyền miên và vì thế khi thiếu ngủ họ thường sử dụng thuốc ngủ để ngủ bù, hành động đó không khác gì hút thuốc trong lúc đang đổ xăng. Bạn bè cho biết Anh Vũ ngủ ngáy to thể hiện có bệnh sleep apnea dẫn đến tình trạng thiếu ngủ trầm trọng, vì não bộ không đủ khí oxy nên bị mất trí nhớ và mất ngủ (insomnia). Mỗi lần nghẹn thở khoảng 10 giây và trong một đêm có thể bị đến 50 lần, khi não bộ bị kiệt oxy thì đồng hồ báo động trổi lên bằng hình thức giật bắn mình hoặc ngáy một tiếng thật to trước khi rơi vào tình trạng ngáy điều đặng, cứ thế một đêm não bộ có thể báo động năm đến 10 lần. Khi tình trạng dấu hiệu ngưng thở khi ngủ xảy ra dù cho ngủ tám tiếng nhưng não bộ vẫn mệt mỏi, thiếu máu và oxy trầm trọng nên thường đau đầu, đau vai, đau cổ, xây xẩm và mất trí nhớ. Khi họ ngáy to và giật mình nghĩa là đồng hồ báo động của não bộ cho biết nghẽn oxy, người bị bệnh ngưng thở khi ngủ mà uống thuốc ngủ thì không khác nào tự tắt đồng hồ báo động khi não bị nghẽn oxy.

 

Nguyên nhân dẫn đến cái chết nghệ sĩ hài Anh Vũ - chứng ngưng thở khi ngủ hình 3

Hơn 1/3 dân Hoa kỳ bị chứng rối loạn giấc ngủ, liệu có do chứng ngưng thở khi ngủ (sleep apnea)?

Ham muốn được ngủ nhiều hơn
Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng cơ thể cần ngủ chính xác bao nhiêu giờ mỗi ngày. Với mỗi người, số giờ ngủ cần thiết có thể khác nhau, có người chỉ cần ngủ rất ít, chỉ khoảng 5 giờ hay có người cần ngủ nhiều hơn, khoảng 9 giờ thì cơ thể mới hoạt động bình thường được. Ngoài ra, ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều đều có thể gây ra nhiều vấn đề. Một ví dụ kinh điển là một người ngủ vào các ngày cuối tuần. Mặc dù người ta có thể nghĩ rằng ngủ nhiều hơn bình thường sẽ khiến một người cảm thấy được nghỉ ngơi tốt, nhưng ngủ thêm 2 đến 3 giờ vào cuối tuần thực sự có thể khiến người đó cảm thấy uể oải và ít thư thái hơn. Đối với bệnh nhân đau nửa đầu của tôi, ngủ ít và ngủ nhiều quá đều có thể đóng vai trò là tác nhân gây ra chứng đau nửa đầu nhiều hơn. Những giấc ngủ ngắn cũng có thể có hại cho gây bất lợi cho việc duy trì giấc ngủ, vì chúng thường dẫn đến giấc ngủ kém ngon vào buổi tối hôm đó.

Chất lượng chứ không chỉ số lượng
Ngay cả khi thời lượng giấc ngủ đầy đủ, chất lượng giấc ngủ của bạn có thể khá nghèo nàn. Giấc ngủ bị gián đoạn có thể làm cho giấc ngủ không còn liền mạch và liên tục nữa. Khi một người trở lại giấc ngủ sau khi bị gián đoạn, có thể mất đến một giờ để đạt được giai đoạn ngủ sâu của chu kỳ ngủ bình thường. Thêm một lần gián đoạn khác trước khi đạt được giai đoạn ngủ sâu sẽ làm bạn mất một lúc nữa mới ngủ sâu được. Một người bị thức dậy quá nhiều trong đêm có thể có vài đêm gần như không ngủ thật sâu được giờ nào. Số lượng và/hoặc chất lượng giấc ngủ kém có thể buồn ngủ quá mức vào ban ngày (ngủ khi đọc hoặc thậm chí ngủ trong khi lái xe), mệt mỏi mãn tính, đau đầu, tâm trạng không tốt, khó chiu, trí nhớ kém và rối loạn nhận thức.

Vấn đề đi tiểu
Khi thảo luận về việc gián đoạn giấc ngủ, nhiều bệnh nhân than phiền rằng họ phải thức dậy để đi vào phòng tắm, điều này là phổ biến, đặc biệt là đối với bệnh nhân cao tuổi. Trong thực tế, bàng quang đầy nước tiểu không phải là nguyên nhân đánh thức phần lớn những bệnh nhân ngưng thở khi ngủ, mà thực ra lại là sau khi họ thức dậy, họ nhận ra rằng có một ít nước tiểu trong bàng quang của mình… và họ tự đoán chắc đó phải là lý do mà họ thức dậy. Khi có sự hoài nghi, tôi đề nghị bệnh nhân giảm lượng nước uống xuống, nhưng họ vẫn bị thức dậy và gián đoạn giấc ngủ với số lần y hệt lúc họ uống nhiều nước hơn.

Mưa như trút nước
Tôi thích nhớ lại một bệnh nhân đến gặp tôi do những cơn đau đầu tồi tệ hơn. Cô ấy nói với tôi về việc cô ấy đã khổ sở như thế nào không chỉ từ những cơn đau đầu hàng ngày mà còn từ sự mệt mỏi liên tục và trí nhớ ngày càng tồi tệ hơn. Trong khi chúng tôi đang nói chuyện, tôi không thể không chú ý đến lông trên áo nỉ đen và quần đen của cô ấy. Sau khi thực hiện quan sát này, tôi hỏi, “nhà cô có nuôi chó không?” và cô ấy nói, “vâng, tôi có hai con chó và ba con mèo”. Sau đó tôi hỏi, “chúng ngủ ở đâu thế?”. Cô ấy trả lời: “oh, trên giường với tôi và chồng tôi”.

Có khả năng chính thú cưng đã làm gián đoạn giấc ngủ của cô ấy, tôi gợi ý cô ấy không cho mèo và chó ngủ chung nữa mà cho chúng ngủ ở phòng khác, thật xa với phòng ngủ của hai vợ chồng. Giữ mấy con thú cưng ngay bên ngoài cửa phòng ngủ chắc chắn sẽ dẫn đến việc chúng cào vào cánh cửa và gây ra những tiếng động khác làm gián đoạn giấc ngủ của cô ấy. Sau khi làm theo lời khuyên đơn giản này, cô ấy đã cải thiện được rất tốt như giảm chứng đau đầu, giảm mệt mỏi và cải thiện trí nhớ. Mặt khác, sàn và đồ nội thất của tôi cũng ít hẳn đám lông thú cưng mỗi khi cô ấy tới khám.

Ngáy khi gặp rắc rối
Chứng ngưng thở khi ngủ có nghĩa là khi một người ngừng hẳn việc hít thở trong khi đang ngủ. Kết quả là não phải trải qua những khoảnh khắc ngạt thở lặp đi lặp lại. Trong nhiều nền văn hóa, ngáy được xem là buồn cười, và mọi người thường cười khi một người ngáy phát ra tiếng khịt mũi thật lớn. Thực tế là tiếng khịt mũi lớn này thường là do người đó thở hổn hển vì não không nhận đủ oxy.

Nguyên nhân ngưng thở khi ngủ

Nguyên nhân gây căn bệnh ngưng thở khi ngủ (sleep apnea) thường đến từ người béo phì nên lưỡi đè cổ họng trong lúc ngủ dẫn đến tình trạng nghẹn khí hô hấp (ngáy), người không béo phì cũng bị bệnh ngưng thở khi ngủ thường vì căng thẳng thần kinh (stress), người ngủ nghiến răng cũng là dấu hiệu của bệnh ngưng thở khi ngủ.

Anh Vũ được đồng nghiệp biết là nguời ngồi đâu ngủ đó, nếu anh Dũng taylor biết sớm sẽ cứu được Anh Vũ vì trong ban nhạc Brothers Band cũng có hai anh em anh Dũng phát hiện ngủ ngáy và đã hướng dẫn họ cách trị căn bệnh ngưng thở khi ngủ. Thay vì chữa bệnh từ gốc thì Anh Vũ có thể vì bận rộn công việc nên sử dụng thuốc ngủ, dùng thuốc ngủ lâu ngày nên bị lờn thuốc và ngày qua ngày tự tăng đô thuốc ngủ như Minh Nhí nói Anh Vũ uống đến năm viên mới có thể ngủ được, (insomnia medication overdose), thuốc ngủ cộng với bệnh sleep apnea tăng tốc độ ngưng thở khi ngủ. Khi hệ thống hô hấp có vấn đề sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến hoạt động cơ tim và hệ thống tim mạch.

Tình trạng tim mạch tắt nghẽn cấp tính ảnh hưởng đến việc máu huyết ngưng chuyển động vào não, cả hai lá phổi sẽ bị ngập tràng chất lỏng dẫn đến tình trạng nghẽn tim mạch cấp tính (Cardiac Arrest). Nghẽn tim mạch cấp tính xảy ra khi lúc cơ thể ngủ lịm với báo hiệu mắt chớp liên tục, hiện tượng này như là dấu hiệu của bệnh ngưng thở khi ngủ thường xảy ra vào buổi sáng trước khi thức, máu huyết trong cơ thể sẽ lưu thông nhanh để đánh thức cơ thể.

Những bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ đa số bị tử vong giữa 1 đến 6 giờ sáng, theo lời của cảnh sát thì Anh Vũ chết khoảng 6-7 giờ sáng, phát hiện lúc 9 giờ khi thi thể đã tím bầm yểm trợ nguyên nhân hiện tượng nghẽn tim mạch cấp tính. Ông hoàng nhạc POP thế giới Michael Jackson cũng vì mất ngủ và kiệt sức truyền miên nên bác sĩ đã chích quá liều thuốc ngủ Propopol dẫn đến tình trạng cardiac arrest. Ngôi sao bộ phim Star Wars, Carrie Fisher cũng đột tử vì căn bệnh ngưng thở khi ngủ và sử dụng quá lượng thuốc ngủ.

Nguyên nhân dẫn đến cái chết nghệ sĩ hài Anh Vũ - chứng ngưng thở khi ngủ hình 4

Chứng ngưng thở trong khi ngủ (sleep apnea) do đường thở bị đóng lại, nghẽn lại trong khi ngủ

Cách điều trị chứng ngưng thở trong khi ngủ (Sleep apnea)

Thay đổi thói quen để cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ (Sleep apnea)

Một số cách đơn giản chỉ bằng cách thay đổi thói quen như: Giảm cân; Tránh uống rượu và không dùng thuốc ngủ; Thay đổi tư thế ngủ để cải thiện nhịp thở; Ngừng hút thuốc; Tránh nằm ngửa khi ngủ.

Tạo áp lực đường thở dương liên tục (CPAP)
Tạo áp lực đường thở dương liên tục – còn được gọi là CPAP – là một phương pháp điều trị trong đó bệnh nhân được đeo khẩu trang vào mũi và/hoặc miệng trong khi ngủ. Mặt nạ này được nối với một máy mang luồng không khí liên tục vào mũi. Luồng khí này giúp giữ cho đường thở của bệnh nhân mở để có thể thở đều đặn. CPAP là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho chứng ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra còn có áp lực đường thở dương hai cấp, hoặc BPAP, tương tự như CPAP nhưng luồng không khí thay đổi khi bạn hít vào và sau đó thở ra.

Nguyên nhân dẫn đến cái chết nghệ sĩ hài Anh Vũ - chứng ngưng thở khi ngủ hình 6

Điều trị chứng ngưng thở trong khi ngủ có khá nhiều cách

Dùng các thiết bị nha khoa để cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ (Sleep apnea)
Thiết bị nha khoa có thể được thực hiện để giữ cho đường thở mở trong khi ngủ. Các thiết bị như vậy có thể được thiết kế đặc biệt bởi các nha sĩ có chuyên môn đặc biệt trong việc điều trị ngưng thở khi ngủ.

Phẫu thuật cho bệnh nhân ngưng thở khi ngủ
Nếu bạn bị lệch vách ngăn mũi, amidan bị sưng, hoặc hàm dưới nhỏ với hàm trên nhô ra ngoài nhiều hơn hàm dưới khiến cổ họng quá hẹp, bạn có thể cần phẫu thuật để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ.

Các loại phẫu thuật thường gặp nhất đối với chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:

-Phẫu thuật mũi: Sửa chữa các vấn đề về mũi như vách ngăn bị lệch.
-Uvulopalatopharyngoplasty (UPPP): Một thủ thuật loại bỏ mô mềm ở phía sau cổ họng và vòm miệng, làm tăng chiều rộng của đường thở khi mở họng.

Phẫu thuật điều chỉnh xương hàm: Phẫu thuật để khắc phục một số vấn đề trên khuôn mặt hoặc tắc nghẽn cổ họng để làm giảm bớt việc ngưng thở trong khi ngủ.

Các lựa chọn điều trị khác cho chứng ngưng thở khi ngủ

Điều trị chứng ngáy ngủ để ngăn chặn việc ngưng thở trong lúc ngủ

Dùng thiết bị Inspire điều trị ngưng thở khi ngủ (Sleep apnea)

Đối với những người không thể sử dụng CPAP, một thiết bị cấy ghép có tên Inspire hiện đã có sẵn. Thiết bị điều trị ngưng thở khi ngủ này, được gọi là bộ kích thích đường thở trên, bao gồm một bộ tạo xung nhỏ đặt dưới da ở phần ngực trên. Một sợi dây dẫn đến phổi phát hiện chu kỳ thở tự nhiên của người đó. Một dây khác, dẫn lên cổ, mang lại sự kích thích nhẹ đến các dây thần kinh kiểm soát các cơ đường thở, giữ cho chúng mở. Một bác sĩ có thể lập trình thiết bị từ một điều khiển từ xa bên ngoài. Ngoài ra, những người có Inspire đều có thể sử dụng một thiết bị điều khiển từ xa để bật máy trước khi đi ngủ và tắt máy khi thức dậy vào buổi sáng.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

Nguồn:

https://www.facebook.com/dung.taylor

https://www.webmd.com/sleep-disorders/sleep-apnea/sleep-apnea-treatments

https://www.health.harvard.edu/blog/snored-to-death-the-symptoms-and-dangers-of-untreated-sleep-apnea-2017021311159

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com