Sức khỏe

Rối loạn nhịp thức ngủ là gì?

Rối loạn nhịp thức ngủ, một rối loạn giấc ngủ ở trẻ em và thanh thiếu niên, là tình trạng bất thường của hệ thống đồng hồ sinh học trong cơ thể trẻ.

Rối loạn nhịp thức ngủ

Mỗi chúng ta đều có một đồng hồ sinh học bên trong cơ thể thực hiện chức năng kiểm soát chu kì thức – ngủ trong 24 giờ, gọi là nhịp sinh học. Ánh sáng là tín hiệu chủ yếu tác động đến các nhịp sinh học này. Khi mặt trời mọc vào buổi sáng, não sẽ báo hiệu cho cơ thể biết rằng đã đến giờ thức dậy. Khi đêm đến, chỉ còn chút ít ánh sáng, não sẽ kích hoạt quá trình sản xuất melatonin – một loại hormone khiến cho bạn cảm thấy buồn ngủ.

Khi nhịp sinh học bị gián đoạn hoặc xáo trộn, bạn sẽ cảm thấy lảo đảo, mất phương hướng và buồn ngủ vào những thời điểm bất tiện. Nhịp sinh học liên quan đến những vấn đề khác nhau về giấc ngủ hoặc các rối loạn giấc ngủ như chứng mất ngủ hay mệt mỏi sau chuyến bay dài. Nhịp sinh học bất thường cũng có thể liên quan đến trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, chứng trầm cảm theo mùa.

Rối loạn nhịp thức ngủ là tình trạng bất thường trong hệ thống đồng hồ sinh học của cơ thể. Rối loạn này khiến cho trẻ không thể ngủ khi đến giờ đi ngủ mặc dù trẻ có thể ngủ ở các khoảng thời gian khác.

Rối loạn nhịp thức ngủ là gì

Rối loạn nhịp thức ngủ – một rối loạn giấc ngủ ở trẻ em và thanh thiếu niên

Các dạng rối loạn nhịp thức ngủ và triệu chứng

  • Chứng mệt mỏi sau chuyến bay dài hoặc hội chứng thay đổi múi giờ nhanh chóng: hội chứng này bao gồm các triệu chứng buồn ngủ cực độ và thiếu tỉnh táo vào ban ngày, xảy ra khi trẻ phải di chuyển qua những múi giờ khác nhau.
  • Hội chứng giấc ngủ đến trễ (DSPS): là dạng rối loạn về thời gian ngủ. Trẻ mắc rối loạn này thường có xu hướng ngủ rất muộn vào ban đêm và gặp khó khăn trong việc thức dậy đúng giờ để đi học.
  • Hội chứng giấc ngủ đến sớm (ASPD): rối loạn giấc ngủ này xảy ra với những trẻ đi ngủ sớm và thức dậy sớm hơn mong muốn. Hội chứng này gây ra những triệu chứng buồn ngủ vào ban đêm và đi ngủ sớm (khoảng 6 – 9h tối) và thức dậy sớm hơn mong muốn (ví dụ, dậy từ 1 – 5h sáng).
  • Rối loạn nhịp thức ngủ không giới hạn trong 24 giờ: dạng rối loạn giấc ngủ này thường ảnh hưởng đến những trẻ khiếm thị vì đồng hồ sinh học được thiết lập bởi chu kì sáng – tối trong vòng 24 giờ. Chu kì của rối loạn này đã bị xáo trộn. Kết quả, rối loạn này gây ra sự suy giảm đáng kể về thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ vào ban đêm, đồng thời dẫn đến những vấn đề với cơn buồn ngủ trong suốt cả ngày.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp thức ngủ

Rối loạn nhịp thức ngủ có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm:

  • Thay đổi múi giờ
  • Dùng thuốc
  • Những thay đổi trong thói quen như thức khuya hay dậy trễ
  • Các vấn đề về sức khỏe tâm thần


  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Circadian Rhythm Disorders. Đọc thêm tại:<http://www.webmd.com/sleep-disorders/guide/circadian-rhythm-disorders-cause>.  [Ngày 23 tháng 9 năm 2015].
  2. Circadian Sleep Disorders Network. Đọc thêm tại: <http://www.circadiansleepdisorders.org/defs.php>. [Ngày 23 tháng 9 năm 2015].
  3. Sleep Disorders and Sleeping Problems. Đọc thêm tại: <http://www.helpguide.org/articles/sleep/sleep-disorders-and-sleeping-problems.htm#circadian>. [Ngày 23 tháng 9 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com