Có phải mẹ đang đếm từng ngày để được gặp bé yêu của mình, được ôm ấp bé trong vòng tay, nâng niu từng ngón tay, ngón chân bé tí xíu, được nghe tiếng bé khóc, được ngắm nhìn bé ngủ, và còn tưởng tượng ra cả cảm giác hạnh phúc khi thấy bé con nhoẻn miệng cười nữa?
Vậy thì có vẻ như mẹ sắp được toại nguyện rồi, khi giai đoạn cuối của quá trình mang thai đã gần kề – đó là giai đoạn chuyển dạ và sinh con.
I. Chuẩn bị trước khi sinh
Nếu đây là lần đầu tiên mẹ sinh con, thì có lẽ mẹ sẽ bỡ ngỡ không biết việc chuẩn bị đồ đi sinh gồm những vật dụng gì, đồ dùng cho trẻ sơ sinh nào là cần thiết. Biết được những thứ cần chuẩn bị trước khi sinh không những giúp mẹ không bị lúng túng hay thiếu thứ này thứ kia khi đi sinh mà còn được thoải mái nghỉ ngơi sau sinh vì đã sắm đủ những đồ dùng cần thiết rồi.
1. Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé
Trên thị trường, đồ dùng cho trẻ sơ sinh với nhiều chủng loại, chất liệu, nguồn gốc xuất xứ có thể làm mẹ bối rối không biết liệu mình đã mua đủ những thứ cần thiết chưa, có an toàn cho bé không. Để tránh lãng phí nhưng lại không thiếu thốn bất cứ thứ gì khi đi sinh, và cả sau khi sinh em bé, mẹ nên dành thời gian để chuẩn bị sớm những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh.
>> Danh sách cần chuẩn bị đồ đi sinh cho bé không thể bỏ qua!
2. Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ
Bên cạnh việc chuẩn bị đồ sơ sinh đầy đủ và an toàn cho bé, mẹ cũng cần chuẩn bị đồ đi sinh sớm để đến khi chuyển dạ không phải chật vật nhờ người thân đi mua hộ, vừa gây bất tiện, lại khó có thời gian để lựa chọn được loại vừa ý. Vậy cần chuẩn bị gì trước khi sinh, khi đi sinh cần mang theo những gì?
>> Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ từ A đến Z!
3. Các thủ tục cần thiết
Khi đã có dấu hiệu chuyển dạ con thì hai vợ chồng chắc chắn chẳng còn tâm trí gì để lo lắng về những thủ tục cần làm khi đến bệnh viện. Việc chủ động chọn bệnh viện để sinh con, cũng như tìm hiểu trước đường lối trong bệnh viện, các giấy tờ cần photo mang theo và các thủ tục cần làm khi nhập viện sẽ giúp mọi việc diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng hơn đấy nhé.
>> Vài lưu ý trước ngày sinh giúp mẹ vượt cạn suôn sẻ
II. Những kiến thức cần biết về giai đoạn chuyển dạ và sinh con
Sau 9 tháng mang thai, dần dần trải qua từ cảm giác buồn nôn đến đầy hơi, ợ nóng và cả đau lưng, bây giờ mẹ gần như đã nắm chắc điều gì thường xảy ra khi mang thai. Vậy mẹ có đang thắc mắc điều gì đang chờ đợi mẹ trong quá trình sinh em bé?
Thật sự thì khó mà đoán trước được điều này vì quá trình chuyển dạ và sinh con là khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, mẹ sẽ có sự chuẩn bị tâm lý và cả thể chất tốt hơn nếu có kiến thức về những gì có thể sẽ xảy ra khi sinh em bé, những dấu hiệu sắp sinh hay nên ăn gì, uống gì lúc chuyển dạ; từ đó mà việc sinh con của mẹ sẽ diễn ra suôn sẻ và an toàn hơn đấy nhé.
>> Những điều mẹ cần biết về quá trình sinh em bé
>> Chế độ ăn uống trong thời gian chuyển dạ
>> Hình ảnh em bé mới sinh có như bố mẹ tưởng tượng?
III. Sinh thường
Nếu chọn sinh thường, có lẽ mẹ đang tự hỏi không biết khi nào thì bắt đầu quá trình chuyển dạ, khi nào thì nó kết thúc, những dấu hiệu chuyển dạ hay cách rặn đẻ hiệu quả như thế nào?… Khi được giải đáp các thắc mắc này, mẹ sẽ không còn quá bỡ ngỡ và vì vậy mà việc sinh em bé sẽ dễ dàng hơn và hồi phục sau sinh cũng nhanh chóng hơn.
1. Các giai đoạn chuyển dạ và sinh con
Để việc chuyển dạ và sinh con diễn ra dễ dàng hơn, mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức về các kỳ của giai đoạn chuyển dạ cũng như các giai đoạn sinh con, xổ nhau thai. Những kiến thức và chỉ dẫn cách thở, cách rặn đẻ, và tư thế chuyển dạ thích hợp sẽ giúp mẹ biết được mình cần phải làm gì trong thời gian dù ngắn nhưng lại vô cùng quan trọng cuối thai kỳ này, đặc biệt là với những mẹ lần đầu tiên có con.
Dưới đây là chùm bài về vấn đề chuyển dạ sinh con, càng biết nhiều thì thai kỳ mẹ sẽ thoải mái hơn đấy, mẹ xem thêm nè:
>> Các giai đoạn chuyển dạ: Chuyển dạ đầu, chuyển dạ tích cực, chuyển dạ chuyển tiếp. Chùm bài này sẽ giúp cả bố lẫn mẹ hiểu rõ về các dấu hiệu cũng như biết cách xử lý phù hợp ở từng giai đoạn.
2. Các vấn đề khi sinh, các thủ thuật có thể thực hiện và các biến chứng
Hẳn mẹ đã nghe câu so sánh “đau như đau đẻ” dùng để chỉ cơn đau rất dữ dội, đau đớn. Vậy liệu mẹ có thể chịu đựng được cơn đau khi chuyển dạ và sinh con hay cần phải được gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống và việc gây tê hay dùng các thuốc giảm đau có tốt không?
Bên cạnh đó, cũng có thể mẹ đã được nghe về việc rạch tầng sinh môn hay lo lắng mình sẽ bị rách tầng sinh môn khi sinh con. Chúng có đáng sợ không nhỉ? Và có ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ sau này?
Chuẩn bị kiến thức và cả tâm lý cho những việc này trước khi sinh sẽ giúp mẹ bình tĩnh hơn khi việc sinh con không diễn ra suôn sẻ đấy, dù rằng các vấn đề và biến chứng khi sinh khá ít gặp.
>> Các thủ thuật bác sĩ có thể thực hiện như: kích thích chuyển dạ, làm vỡ ối nhân tạo, rạch tầng sinh môn, sinh hút, kẹp lấy thai…
>> Các biến chứng khi sinh có thể gặp: đẻ khó do kẹt vai, sa dây rốn, rách tầng sinh môn…
3. Chăm sóc bà bầu sau sinh thường
Để hồi phục nhanh sau sinh và đủ sức khỏe để chăm sóc bé yêu vừa chào đời, mẹ và người thân cần biết cách chăm sóc, cũng như có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Liệu những quan niệm dân gian về ở cữ, không được tắm, không được đi ra ngoài, ăn uống,… dành cho mẹ bầu sau sinh là chính xác? Việc có được đáp án cho những băn khoăn của mình sẽ giúp mẹ biết làm gì là tốt nhất cho bản thân và em bé, và những gì thì không nên mù quáng làm theo.
>> Vài điều mẹ cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng sau sinh
IV. Sinh mổ
Ngoài sinh thường, mẹ cũng có thể chọn sinh mổ bên cạnh các trường hợp không thể sinh thường. Và không như nhiều người nghĩ rằng việc gây tê khi sinh mổ khiến mẹ ngủ im không được chứng kiến những giây phút đầu đời của con, phương pháp gây tê cục bộ sẽ giúp mẹ không phải bận tâm tới việc rặn đẻ hay cơn đau vì vậy mà sẽ có thời gian thư giãn hơn, bên cạnh đó, mẹ sẽ vẫn đủ tỉnh táo để trải nghiệm cảm xúc lần đầu tiên nghe con khóc khi bé được đưa ra khỏi bụng mẹ đấy.
1. Kiến thức về sinh mổ
Đối với một số trường hợp, sinh mổ là bắt buộc để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, nhiều mẹ cũng tự chọn cách sinh mổ vì một lý do nào đó. Vậy sinh mổ có tốt không? Trường hợp nào bắt buộc cần sinh mổ? Càng biết nhiều, mẹ sẽ càng cảm thấy thoải mái hơn. Vì vậy sẽ thật tốt nếu mẹ tìm hiểu kỹ trước về việc sinh mổ, ngay cả khi mẹ không có kế hoạch sinh mổ đi chăng nữa nhé.
>> Quá trình sinh mổ và những điều mẹ cần biết
>> Chuẩn bị tâm lý khi sinh mổ lần 2, 3
2. Các biến chứng có thể gặp khi sinh mổ
Sinh mổ thường được cho là không tốt so với sinh thường. Vậy trong và sau quá trình sinh mổ, mẹ có khả năng gặp phải biến chứng gì? Làm sao để hạn chế và tránh các biến chứng này? Việc biết được những điều này sẽ giúp mẹ cân nhắc và đưa ra quyết định đúng nhất cho việc lựa chọn phương pháp sinh của mình, cũng như hạn chế thấp nhất nguy cơ biến chứng có thể gặp nếu mẹ chọn hay bắt buộc phải sinh mổ.
>> Biến chứng có thể gặp sau sinh mổ nhiều lần
3. Chăm sóc sau sinh mổ
Sau khi sinh mổ, mẹ cần lưu lại bệnh viện trong thời gian dài hơn một chút so với những mẹ sinh thường, để các bác sĩ có thể theo dõi và hướng dẫn mẹ chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà. Mẹ cần làm gì, kiêng gì, sau khi sinh mổ nên ăn gì? Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Hay sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? Hãy cùng tìm hiểu để nhanh chóng hồi phục mẹ nhé!
>> Cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ trong phòng hồi sức
>> Cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ tại phòng của mình ở bệnh viện
>> Cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ tại nhà, ăn gì hồi phục nhanh, mẹ xem thêm tại đây.