Sức khỏe

Chẩn đoán rối loạn âm vị ở trẻ

Việc chẩn đoán rối loạn âm vị – một dạng rối loạn ngôn ngữ – dựa vào yếu tố quan trọng đầu tiên là độ tuổi trẻ. Trẻ em có rối loạn âm vị phát triển mẫu hình và thứ tự âm ngữ giống trẻ bình thường nhưng chậm và khó khăn hơn.

Kiểm tra nguyên nhân gây nên rối loạn âm vị

Khi nghi ngờ trẻ bị rối loạn âm vị, bác sĩ sẽ kiểm tra các nguyên nhân có thể có đằng sau triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn, thông qua:

  • Kiểm tra thính giác của trẻ. Vì nếu trẻ không thể nghe tốt các âm nói thì không thể bắt chước và học theo được.

Chẩn đoán rối loạn âm vị ở trẻ

Bác sĩ sẽ kiểm tra thính giác của trẻ để xem khả năng nghe của trẻ có bình thường không
  • Kiểm tra khả năng đọc – hiểu của trẻ (với trẻ độ tuổi đi học) để khám phá xem có bất cứ rối loạn ngôn ngữ nào kèm theo không.
  • Kiểm tra xem trẻ có bất kì dấu hiệu của sự chậm phát triển tổng quát không.

Với trẻ sống trong môi trường đa ngôn ngữ, khi chẩn đoán, bác sĩ nên sử dụng các bài kiểm tra liên quan đến ngôn ngữ đầu tiên của trẻ. Ngoài ra, cần lưu ý giọng nói khác nhau giữa các vùng, miền, dân tộc… Việc này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra kết luận chẩn đoán.

Các công cụ chẩn đoán rối loạn âm vị ở trẻ

Theo Sổ tay hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê bệnh tâm thần DSM – IV – TR, trẻ em được chẩn đoán là mắc rối loạn âm vị nếu đáp ứng 3 tiêu chí sau:

  • Trẻ không phát triển các kĩ năng âm nói được cho là phù hợp với lứa tuổi của mình.
  • Khiếm khuyết về âm nói gây ra những khó khăn cho trẻ khi ở nhà, ở trường hoặc ở các lĩnh vực quan trọng khác trong cuộc sống của trẻ.
  • Nếu trẻ có các vấn đề như bị chậm phát triển trí tuệ, có vấn đề về nghe hay vấn đề với các cơ dùng để nói, không được tiếp xúc với môi trường, thì kết quả chẩn đoán rối loạn âm vị vẫn có thể tin cậy. Tuy nhiên, chỉ có thể đưa ra chẩn đoán nếu khiếm khuyết về kĩ năng âm nói của trẻ được xem là nổi trội hơn các vấn đề khác của trẻ.

Như vậy, nếu con mình có những dấu hiệu bất thường khi nói, đặc biệt là khi trẻ đã qua giai đoạn học nói, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để có thể can thiệp sớm và giúp trẻ phát triển khả năng nói bình thường nhé!



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Âm vị và các hệ thống âm vị tiếng Việt. Đọc thêm tại: <http://ngonngu.net/index.php?p=64>. [Ngày 2 tháng 8 năm 2015].
  2. Phonological Disorder. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001541.htm>. [Ngày 2 tháng 8 năm 2015].
  3. Phonologial Disorder. Đọc thêm tại: <http://www.minddisorders.com/Ob-Ps/Phonological-disorder.html>.[Ngày 2 tháng 8 năm 2015].
  4. Phonological and Phonemic Awareness. Đọc thêm tại: <http://www.readingrockets.org/helping/target/phonologicalphonemic>.[Ngày 2 tháng 8 năm 2015].
  5. What are Phonological Disorders? Can they be corrected?. Đọc thêm tại: <http://www.superduperinc.com/handouts/pdf/356%20Phonological%20Disorders.pdf>.[Ngày 2 tháng 8 năm 2015].
  6. What is the difference between an articulation disorder and a phonological disorder?

Đọc thêm tại: <http://speech-language-therapy.com/~speech/index.php?option=com_content&view=article&id=38:difference&catid=11:admin&Itemid=120>.[Ngày 2 tháng 8 năm 2015].

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com