Sức khỏe

Vấn đề khó ngủ ở trẻ tự kỷ

Có khoảng 40 –80% trẻ tự kỷ gặp các khó khăn về giấc ngủ. Việc thiếu ngủ vào ban đêm không chỉ làm ảnh hưởng đến trẻ mà còn tác động đến các thành viên khác trong gia đình. Để chắc chắn về tình trạng của con, mẹ hãy tìm đến bác sĩ nhi khoa để được trợ giúp, mẹ nhé!

Vấn đề khó ngủ ở trẻ tự kỷ

Trong những tháng đầu đời, trẻ dễ dàng tham gia vào chu kì thức – ngủ bình thường. Sau đó, trẻ giảm dần lượng giấc ngủ ban ngày mà mình cần, đồng thời bắt đầu ngủ lâu hơn vào ban đêm. Tuy nhiên, có một số trẻ vẫn bị khó ngủ, hoặc gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ ban đêm, và vấn đề này có thể vẫn kéo dài khi trẻ đến tuổi đi học.

Các rối loạn về giấc ngủ diễn ra phổ biến hơn ở trẻ tự kỷ. Các nghiên cứu ước tính rằng có khoảng 40 – 80% trẻ tự kỷ gặp các khó khăn về giấc ngủ. Những vấn đề về giấc ngủ đáng lo ngại nhất ở những trẻ này là:

  • Tình trạng khó ngủ
  • Các thói quen ngủ nghỉ không phù hợp
  • Cảm thấy bứt rứt, hoặc chất lượng giấc ngủ kém
  • Thức dậy sớm và thường xuyên bị tỉnh giấc

Van de kho ngu o tre tu ky hinh anh

Trẻ tự kỷ gặp khó khăn về giấc ngủ

Việc thiếu ngủ vào ban đêm không chỉ làm ảnh hưởng đến trẻ mà còn tác động đến các thành viên trong gia đình. Nếu mẹ thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ do nhiều đêm bị đánh thức với con, thì có thể tham khảo một số hình thức can thiệp hiệu quả về lối sống và biện pháp hỗ trợ quá trình ngủ nghỉ được đề cập ở bài Giúp trẻ tự kỷ có giấc ngủ ngon.

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ đang mắc rối loạn giấc ngủ

Mọi đứa trẻ, dù là trẻ tự kỷ hay trẻ không có rối loạn này, cần lượng thời gian ngủ khác nhau, dưới đây là lượng thời gian ngủ phù hợp theo từng độ tuổi:

  • Từ 1 – 3 tuổi: Ngủ 12 – 14 tiếng một ngày
  • Từ 3 – 6 tuổi: Ngủ 10 – 12 tiếng mỗi ngày
  • Từ 7 – 12 tuổi: Ngủ 10 – 11 tiếng mỗi ngày

Nếu trẻ thường xuyên khó ngủ hoặc thức dậy nhiều lần trong đêm thì đây có thể là dấu hiệu của vấn đề về giấc ngủ. Để chắc chắn, mẹ có thể tìm đến bác sĩ nhi khoa để được trợ giúp về vấn đề của trẻ. Bác sĩ sẽ giới thiệu mẹ và trẻ đến một chuyên gia điều trị về giấc ngủ hoặc bác sĩ tai – mũi – họng để can thiệp chuyên sâu.

Ngoài ra, việc viết nhật kí giấc ngủ để theo dõi lượng thời gian và quá trình ngủ nghỉ của con cũng là điều rất có ích đấy mẹ ạ. Mẹ có thể liệt kê trong đó những hiện tượng ngáy ngủ, những thay đổi kiểu thở, hay những khó khăn về hơi thở khi trẻ ngủ. Đồng thời, mẹ cũng có thể chia sẻ quyển nhật kí này với bác sĩ điều trị và với các chuyên gia nằm trong nhóm trị liệu của trẻ để họ biết nhiều thông tin hơn về vấn đề của trẻ.

Xem thêm: Trẻ tự kỷ gặp khó khăn khi ngủ, nguyên nhân do đâu?



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Helping your child with autism get a good night’s sleep.Đọcthêmtại:<http://www.webmd.com/brain/autism/helping-your-child-with-autism-get-a-good-nights-sleep>. [Ngày 11tháng 10 năm 2015].
  2. Tips for Helping your child with Autism get a good night’s sleep. Đọcthêmtại:<http://www.healthcentral.com/autism/c/1443/159552/helping-child-autism-nights/>. [Ngày 11tháng 10 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com