Giáo dục giới tính

Điều trị muộn phiền giới tính ở thanh thiếu niên

Điều trị muộn phiền giới tính ở thanh thiếu niên nhằm mục đích giúp trẻ có thể sống với định dạng giới tính mà trẻ mong muốn. Việc điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân, một số trẻ sẽ cần nhiều phương pháp điều trị hơn những trẻ khác.

Một khi trẻ đã được chẩn đoán tồn tại tình trạng muộn phiền giới tính thì trẻ có thể cân nhắc các phương pháp trị liệu khác nhau. Trẻ có thể được tham vấn để chọn lựa liệu pháp phù hợp cho mình. Các phương pháp điều trị cho trẻ em và thanh thiếu niên là khác nhau.

Với trẻ trước tuổi dậy thì

Nếu trẻ được chẩn đoán muộn phiền giới tính trước khi đến giai đoạn dậy thì (tiến trình phát triển về mặt sinh dục của trẻ), trẻ sẽ không được áp dụng phương pháp điều trị nội tiết, đây là hướng điều trị bằng hormone và là bước đầu tiên trong việc phát triển những dấu hiệu cơ thể của giới tính mà trẻ mong muốn.

Hiệp hội nội tiết Anh khuyến cáo trẻ không nên được can thiệp bằng phương pháp này vì không thể chẩn đoán tình trạng chuyển đổi giới tính khi trẻ chưa đến tuổi dậy thì. Chuyển giới là tình trạng muộn phiền giới tính diễn ra quá mức và kéo dài khiến cho chủ thể tìm kiếm những phương cách để thay đổi giới tính hiện tại của mình.

Hiệp hội điều trị bằng nội tiết tố Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng có đến 75 – 80% trẻ được chẩn đoán muộn phiền giới tính khi chưa dậy thì sẽ không biểu hiện tình trạng này sau khi dậy thì. Vì vậy, chỉ nên dùng phương pháp điều trị nội tiết sau khi trẻ đã dậy thì – khi mà chẩn đoán muộn phiền giới tính đã được xác nhận.

Với trẻ dậy thì dưới 16 tuổi

Nếu trẻ được chẩn đoán là muộn phiền giới tính và trẻ đã dậy thì thì có thể được can thiệp với các chất tương tự hormone GnRH. Đây là những hormone tổng hợp làm ức chế những hormone tự nhiên được cơ thể sản xuất.

Các khuyến cáo sử dụng phương pháp điều trị nội tiết phải được đưa ra từ những chuyên gia về sức khỏe tâm thần, đồng thời cần có sự xác nhận chẩn đoán của một chuyên gia điều trị nội tiết (chuyên gia về các tình trạng liên quan đến hormone) và nó phải là một phần trong chương trình chăm sóc liên tục của trẻ.

Dậy thì được chia thành nhiều giai đoạn được gọi là các giai đoạn Tanner – đặt theo tên của James Mourilyan Tanner, người đầu tiên phát hiện ra chúng. Cách can thiệp dùng các chất tương tự GnRH có thể phù hợp với trẻ nào chạm đến giai đoạn 2 Tanner, nghĩa là đã có một số thay đổi về mặt cơ thể như lông mu bắt đầu phát triển, khoảng 11 tuổi với trẻ gái và 12 tuổi với trẻ trai.

Một số thay đổi diễn ra trong suốt giai đoạn dậy thì được điều khiển bởi các hormone. Ví dụ, hormone testosterone (được sản sinh bởi tinh hoàn ở trẻ trai) giúp kích thích sự phát triển dương vật. Khi mà những chất tương tự GnRH ức chế những hormone được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể thì chúng cũng ức chế cả sự dậy thì.

Các chất tương tự GnRH có thể được sử dụng cho đến khi trẻ 16 tuổi, sau đó liệu pháp sử dụng hormone giới tính đối lập sẽ được áp dụng cho trẻ.

Dieu tri muon phien gioi tinh o thanh thieu nien hinh anh

Phương pháp điều trị cho trẻ dưới 16 tuổi và thanh thiếu niên có thể khác nhau

Với trẻ dậy thì trên 16 tuổi

Nếu  một thanh thiếu niên đã sử dụng liệu trình GnRH trong nhiều năm mà vẫn được chẩn đoán có muộn phiền giới tính, thanh thiếu niên ấy sẽ được cho dùng hormone của giới tính đối lập. Điều này có thể khiến cho cơ thể của trẻ sau này thay đổi dần để thích ứng với định dạng giới của trẻ. Tác dụng của những hormone này khó có thể đảo ngược lại được, vì thế trẻ dưới 16 tuổi không được dùng.

Một khi trẻ đã đến 18 tuổi, trẻ có thể bắt đầu quy trình phẫu thuật để xác định lại giới tính của mình, hay còn gọi là phẫu thuật chuyển giới và sẽ không trở lại với giới tính ban đầu được nữa. Không phải tất cả những trẻ trải qua tình trạng muộn phiền giới tính đều đi đến phẫu thuật chuyển giới. Trên thực tế, con số này rất nhỏ.

Xem thêm:
Chẩn đoán muộn phiền giới tính ở thanh thiếu niên
Hỗ trợ thanh thiếu niên có tình trạng muộn phiền giới tính



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Gender Identity Disorder in Children. Đọc thêm tại: <https://en.wikipedia.org/wiki/Gender_identity_disorder_in_children>. [Ngày 11 tháng 10 năm 2015].
  2. Gender Dysphoria. Đọc thêm tại: <http://www.hse.ie/eng/health/az/G/Gender-dysphoria/Causes-of-gender-dysphoria.html>. [Ngày 11 tháng 10 năm 2015].
  3. Think your child might be transgender? Đọc thêm tại: <http://www.nhs.uk/Livewell/Transhealth/Pages/Transparentalworries.aspx>. [Ngày 11 tháng 10 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com