Mẹ không hoàn hảo

Sự phát triển tâm lý của trẻ 2-3 tuổi về khả năng tương tác xã hội

Các mẹ đã biết đến sự phát triển tâm lý của trẻ 2-3 tuổi về khả năng tương tác xã hội như thế nào chưa? Bé yêu trở nên ích kỷ và chẳng biết đến khái niệm về sự chia sẻ khiến các mẹ lo lắng? Nhưng mẹ đừng lo âu quá vì đứa trẻ nào ở độ tuổi này cũng thế mà.

Sự phát triển của trẻ 2 -3 tuổi về mặt cảm xúc
Kỹ năng cầm nắm của trẻ 2 -3 tuổi
Các mốc phát triển về cử động của trẻ 2 tuổi

Câu chuyện về quá trình phát triển tâm lý của một bạn nhỏ 2 tuổi

Không biết sự phát triển tâm lý của trẻ 2-3 tuổi về khả năng tương tác xã hội như thế nào nhỉ? Chứ tớ ở giai đoạn này rất ích kỷ, tớ chẳng thích người khác đụng vào đồ chơi của mình đâu. Mà hình như các bạn khác ở tuổi như tớ cũng vậy hay sao ấy. Khi lớn bằng các anh chị mẫu giáo thì tớ sẽ quen dần với việc chia sẻ và chơi cùng các bạn khác.

Nhưng mà bây giờ ấy à, bạn nào mon men đến gần thùng đồ chơi của tớ là tớ ôm đi cất chỗ khác ngay. Có lần em Gấu hàng xóm qua nhà tớ, chơi xe ô tô ba mua cho tớ. Thế là tớ chạy đến giật lại, hơi mạnh tay nên làm em ngã. Nhưng may mà em ấy chỉ bị hoảng sợ thôi chứ không bị thương gì cả. Mẹ tớ và mẹ Gấu được một phen hú vía.

Tối hôm ấy lúc dỗ tớ ngủ, mẹ thủ thỉ với tớ rằng tớ nên chia sẻ đồ chơi với các bạn và biết nhường nhịn, yêu thương em nhỏ hơn. Cụ thể là không được xô, đánh hay làm đau em. Tớ vâng dạ ngay vì tớ thấy mẹ nói có lý lắm nhưng hôm sau là tớ lại quên béng và đẩy em Gấu lần nữa. Thế là tớ bị phạt quay mặt vào tường 30 phút và không được chơi đồ chơi nguyên cả buổi luôn í. Tớ vừa đứng vừa thút thít khóc.

Nhưng dường như hình thức kỉ luật này của mẹ hiệu quả hơn việc thủ thỉ đợt trước nhiều vì mỗi khi giành lại đồ chơi tớ đều nhớ đến lần bị mẹ phạt. Mẹ thật tâm lý, nếu lúc tớ giật đồ chơi của bạn và làm bạn ngã mà mẹ đánh tớ thì tớ lại càng nổi cáu và ghét bạn nhiều hơn. Có vẻ như những lời nói nhẹ nhàng, đặc biệt là hình phạt về tinh thần hiệu quả hơn với tớ hơn là việc bị đánh đòn hihi…

Cùng nghe bé kể về quá trình phát triển tâm lý của trẻ 2-3 tuổi 

Hôm nọ ra công viên chơi trong ngôi nhà bằng nhựa, tớ vui vẻ chơi cùng hai người bạn mới mà không hề xô ngã các bạn ấy. Có người chơi cùng cũng thú vị thật. Bọn tớ chơi rượt đuổi vòng quanh rồi trốn trong ngôi nhà chỉ thò mỗi cái đầu ra. Hôm sau tớ lại đòi mẹ dẫn ra công viên chơi trò ấy nữa, nhưng tiếc là tớ không gặp lại mấy người bạn hôm trước nữa. Lần này tớ kết bạn với một bạn trai tên Nô rồi cả hai chơi lái xe ô tô cũng thú vị lắm. Nhưng chỉ một lát sau, bạn ấy giành xe của tớ. Tự dưng tớ quên hết lời mẹ dặn, nổi giận lên và thế là hai đứa tớ xông vào đánh nhau.

Hai bà mẹ vội chạy tới bế hai đứa tớ tách rời nhau ra. Tay chân tớ còn quơ vào không khí và đạp dữ dội như đang đạp vào bạn ấy vậy. Tớ bỗng thấy ghét bạn ấy vô cùng.

Thế nhưng chỉ một lát sau, khi bạn ấy tiến lại và chìa chiếc xe đồ chơi ra trước mặt tớ thì tớ hết giận liền. Bạn ấy nhoẻn miệng cười khoe hàm răng tí sún khiến tớ quên mất mình vừa rất bực bội. Tia nắng chiếu vào mắt làm tớ chói quá nên tớ nheo mắt lại làm bạn Nô cứ tưởng tớ giỡn nên cười ngặt nghẽo. Tớ giơ tay đón lấy chiếc xe và rồi hai đứa lại chơi cùng như chưa hề có vụ đánh nhau vừa rồi.

Cả ngày đi chơi mệt ơi là mệt nên tớ chỉ muốn nằm trên chiếc giường êm ái và ấm áp. Tớ bế bạn gấu bông Teddy lên giường và đặt nó ngay bên cạnh mình để hai đứa ngủ chung. Teddy là bạn thân nhất của tớ và tớ luôn bắt chước giọng nói của mẹ để ru bạn Teddy ngủ. Nhiều hôm trước khi ngủ, tớ mè nheo đòi mẹ chơi trò giả đò. Chẳng hạn như tớ hay dùng tay đưa qua đưa lại trước miệng mình giống như động tác đánh răng của bố và mẹ trước khi đi ngủ. Tớ quan sát cách bố mẹ nói chuyện và hành động để bắt chước nên nhiều lúc tớ làm cả hai phải bật cười vì tớ diễn đạt lại y chang những gì họ đã làm đấy.

 Cùng tìm hiểu về quá trình phát triển tâm lý của trẻ 2-3 tuổi về khả năng tương tác xã hội để có cách dạy con tốt nhất

Tóm tắt về quá trình phát triển của trẻ 2 -3 tuổi về khả năng tương tác xã hội

Trẻ 2 -3 tuổi có thể: