Mẹ không hoàn hảo

Trẻ em trượt patin 1 hàng bánh như thế nào cho an toàn?

Trẻ em trượt patin 1 hàng bánh dễ bị chấn thương nếu trẻ không cẩn thận. Vậy phải làm gì để đảm bảo an toàn cho trẻ khi trẻ trượt patin? Cùng tìm hiểu nội dung bên dưới các mẹ nhé!

Chấn thương có thể xảy ra khi trẻ em trượt patin?

Từ khi thấy cu Bo nhà hàng xóm được mẹ mua cho giày trượt patin 1 hàng bánh, bé Mèo suốt ngày năn nỉ mẹ mua cho mình một bộ giày patin giống bạn.

Tuy nhiên, do trước giờ chưa chơi môn thể thao này bao giờ nên chị Thu – mẹ bé Mèo khá lo lắng. Nhất là theo thông tin chị biết được thì trong những năm gần đây, tình trạng trẻ em trượt patin bị chấn thương đã tăng lên đáng kể, trong đó ngã là nguyên nhân chính của hầu hết các chấn thương (chiếm 80-90%).

Do trẻ thường có thói quen dùng tay chống xuống đường khi té ngã nên chấn thương cổ tay là tình trạng chấn thương phổ biến nhất.

Tìm hiểu kỹ hơn thì chị Thu được biết, các trẻ 5 -12 tuổi dễ gặp chấn thương khi sử dụng giày trượt thường do một số nguyên nhân phổ biến như:

Chấn thương có thể xảy ra khi trẻ em trượt patin 1 hàng bánh.

Khi trẻ em trượt patin 1 hàng bánh, cha mẹ cần làm gì?

Sau khi tìm hiểu và tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm chuyên môn, chị Thu hiểu rằng mình có thể giúp con ngăn chặn hầu hết các chấn thương và đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia môn thể thao này nếu tuân theo những khuyến nghị sau:

Đội mũ bảo hiểm cho con khi trẻ trượt patin: Cha mẹ nên chuẩn bị cho trẻ một chiếc mũ bảo hiểm đặc biệt dành riêng cho môn trượt patin 1 hàng bánh hoặc trượt ván và không sử dụng cho các hoạt động khác.

Mũ bảo hiểm đạt chuẩn là mũ bên trong có tem ghi rõ theo tiêu chuẩn mũ bảo hiểm trượt ván ASTM F1492. Tất cả mũ bảo hiểm phải có dây đeo và khóa chắc chắn, dây đeo nên được buộc chặt và khít để đảm bảo an toàn mỗi khi trẻ mang giày hay ván trượt.

Giày: Các loại giày trượt patin 1 hàng bánh khác nhau rất nhiều về giá cả và cấu trúc. Cha mẹ cần lưu ý các bánh xe của giày cũng khác nhau về kích thước và độ cứng nữa.

Bánh xe nhỏ hơn cung cấp một trọng tâm thấp và có thể giúp người trượt patin có sự khởi đầu cảm thấy ổn định hơn. Bánh xe lớn có khả năng trượt nhanh và kéo dài lâu hơn. Bánh mềm hơn lại có độ ma sát tốt hơn bánh xe cứng và cung cấp lực kéo tốt hơn trên các bề mặt nhẵn.

Do vậy cha mẹ nên dựa vào thể trạng của trẻ mà chọn đôi giày với bánh xe thích hợp, bàn chân trẻ phải cảm thấy thoải mái khi mang giày trượt patin và mắt cá chân cần được hỗ trợ tốt bằng khóa hoặc một đầu dây buộc chặt. Nói chung, trẻ có thể mang và tháo giày của mình một cách đơn giản, không quá chật hoặc rộng.

Miếng đệm và găng tay: Miếng đệm được khuyên dùng cho người trượt patin ở mọi cấp độ. Tất cả trẻ em mới bắt đầu học trượt patin nên sử dụng ít nhất là miếng đệm ở đầu gối và khuỷu tay, cổ tay. Tất cả các miếng đệm phải được mang khít vào đầu gối và khủyu tay.

Tuy nhiên, không nên khít quá vì sẽ gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể khi trẻ trượt patin. Một số cha mẹ cẩn thận còn mua cả găng tay để khi trẻ chống trong lúc ngã không bị xây xước.

Các dụng cụ bảo hộ đi kèm khi trẻ em trượt patin 1 hàng bánh.

Dùng giày trượt patin trên đường phẳng: Cha mẹ chỉ nên cho trẻ học cách trượt patin trên đường phẳng hoặc các bề mặt đường lát đá. Trẻ cần được học những kỹ thuật cơ bản, thực hành chậm và phải đảm bảo tốt tốc độ và kỹ thuật.

Nhưng các mẹ à, không phải cha mẹ cứ tuân thủ đúng những khuyến nghị trên thì trẻ sẽ không bị chấn thương khi tham gia trượt patin 1 hàng bánh đâu, bản thân trẻ cũng phải có trách nhiệm nữa cơ.

Một số quy tắc cần phải nhớ khi trẻ em trượt patin

Môn thể thao này tuy ít vận động cơ bắp hơn so với chạy nhưng được xem là bài tập thể dục nhịp điệu khá tốt cho trẻ 5 -12 tuổi đấy. Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi trẻ trượt patin, trẻ cần nhớ những điều sau:

Phải tuân thủ luật giao thông

Khi trẻ em trượt patin, trẻ cần phải rất tập trung.

Cách lựa chọn và sử dụng các dụng cụ bảo hộ đi kèm