Mẹ không hoàn hảo

Tầm quan trọng của việc khám thai lần đầu

Khám thai lần đầu tiên sẽ là lần khám lâu nhất và toàn diện nhất trong suốt thai kỳ của mẹ. Trong lần khám thai này sẽ có nhiều thủ tục, xét nghiệm (một vài thủ tục và xét nghiệm chỉ được thực hiện ở lần này thôi) và thông tin sức khỏe của mẹ sẽ được thu thập đầy đủ nhất.

>> Gợi ý cho mẹ bầu cách tìm kiếm phòng khám sản phụ khoa uy tín ở Hà Nội nhanh nhất

Trong khi khám thai lần đầu, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe toàn diện của mẹ, thực hiện các xét nghiệm và còn cho mẹ vô vàn lời khuyên bổ ích nữa. Chẳng hạn như nên và không nên ăn gì, nên và không nên uống những loại thuốc bổ nào, liệu có nên tập thể dục hay không và tập như thế nào…

Do đó, mẹ cần chuẩn bị sẵn câu hỏi về các vấn đề mẹ quan tâm, thắc mắc và đừng quên mang theo bút viết để ghi lại cho chắc nhé, vì mẹ sẽ chả nhớ hết được đâu.

1. Xác nhận lại việc mẹ có thực sự mang thai hay chưa

Thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra các phần sau: các dấu hiệu mang thai mà mẹ đã trải qua, ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của mẹ để chẩn đoán ngày dự sinh, các dấu hiệu của cổ tử cung, tử cung và ước chừng tuổi thai. Xét nghiệm mang thai (xét nghiệm máu và nước tiểu) cũng sẽ được tiến hành.

Ngoài ra, nhiều bác sĩ còn cho mẹ siêu âm thai sớm nữa cơ, vì siêu âm là cách chính xác nhất để xác định thời điểm mẹ mang thai đó.

Khi khám thai lần đầu, bác sĩ sẽ xác nhận việc mẹ có thai hay chưa

2. Hoàn chỉnh hồ sơ sức khỏe của mẹ khi khám thai lần đầu

Đây là thứ bác sĩ rất cần để có thể chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mẹ bầu. Vậy nên, trước khi đi khám thai lần đầu, các mẹ nên kiểm tra lại những ghi chép về sức khỏe của mình tại nhà hoặc liên lạc với bác sĩ trước nay vẫn thăm khám cho mình để có thể nhớ và nắm được đầy đủ các thông tin:

Nói với bác sĩ về tiểu sử bệnh lý của mẹ khi đi khám thai lần đầu

Ngoài ra, khi mẹ đi khám thai lần đầu bác sĩ cũng sẽ hỏi han các mẹ về những thông tin liên quan đến cuộc sống xã hội (như tuổi tác, nghề nghiệp), những thói quen hàng ngày (những món mẹ đặc biệt hay ăn, mẹ có tập thể dục, hút thuốc, nhậu nhẹt, dùng thuốc kích thích không) và nhiều yếu tố khác trong cuộc sống cá nhân của mẹ có nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ (như thông tin về bố của bé, chủng tộc của mẹ…).

Dưới đây là một số vấn đề các mẹ mang thai cần hạn chế (tốt nhất là từ bỏ thói quen này):

>> Có nên uống cà phê khi mang thai?

>> Điều gì xảy ra nếu mẹ uống rượu khi mang thai?

>> Tác hại của hút thuốc khi mang thai

>> Hút thuốc lá thụ động cũng ảnh hưởng đến thai nhi

3. Kiểm tra sức khỏe toàn diện trong khi khám thai lần đầu

Quá trình kiểm tra sức khỏe toàn diện của mẹ khi khám thai lần đầu bao gồm:

4. Hàng loạt xét nghiệm khác

Các mẹ biết đó, có những xét nghiệm là thường lệ với tất cả mẹ bầu, một số khác chỉ được thực hiện ở một vài khu vực, được chỉ định bởi một vài bác sĩ hoặc chỉ áp dụng cho những trường hợp cần thiết. Và dưới đây là những xét nghiệm phổ biến nhất ở lần khám thai đầu tiên:

Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu khi mẹ khám thai lần đầu

Tùy từng trường hợp cụ thể, nếu cần thiết, các mẹ cũng sẽ được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm dưới đây:

5. Thảo luận với bác sĩ

Khi mẹ đi khám thai lần đầu, bác sĩ sẽ hỏi mẹ có những thắc mắc gì và sẽ giải đáp hết những thắc mắc lo âu của mẹ. Và chẳng phải mẹ đã chuẩn bị sẵn danh sách câu hỏi ở nhà rồi sao? Hãy mang nó ra và hỏi cặn kẽ những gì mẹ muốn biết và đừng quên mang bút viết để ghi lại cho chắc các mẹ nhé.