Sức khỏe

Bệnh bạch tạng ở trẻ em – Triệu chứng ra sao?

Bệnh bạch tạng thường ảnh hưởng đến da, tóc và màu mắt nhưng không phải ai cũng bị ảnh hưởng toàn bộ những cơ quan này.

Bệnh bạch tạng ở trẻ là một bệnh di truyền có từ lúc mới sinh, đặc trưng bởi sự thiếu hụt hay mất hoàn toàn sắc tố melanin tạo màu sắc cho da, lông, tóc và mắt. Tuy nhiên, tất cả những người mắc bệnh đều bị rối loạn thị lực.

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh bạch tạng:

Ảnh hưởng đến da:
Dù đặc điểm dễ nhận thấy nhất của bệnh bạch tạng là màu da hồng nhạt, tuy nhiên màu da bé có thể dao động từ trắng sang nâu và có thể gần giống với màu da của cha mẹ, hoặc anh chị em không bị bệnh.

Có một số bé bị bệnh bạch tạng, sắc tố da không bao giờ thay đổi. Một số bé khác lại bắt đầu tổng hợp hoặc tăng melanin trong thời thơ ấu và tuổi thiếu niên. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, một số bé có thể xuất hiện tàn nhang, nốt ruồi, đốm lớn giống tàn nhang (lentigo), sạm da.

Benh bach tang o tre em - Trieu chung ra sao hinh anh

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh bạch tạng

Ảnh hưởng đến tóc:

Màu tóc có thể thay đổi từ rất trắng đến nâu. Những bé bệnh bạch tạng người châu Phi hay châu Á có thể có tóc màu vàng, hơi đỏ hoặc nâu. Tóc bé cũng có thể tối màu lại ở tuổi trưởng thành.

Ảnh hưởng đến màu mắt:

Màu mắt của bé có thể dao động từ màu xanh rất nhạt đến nâu và thay đổi theo tuổi tác. Việc thiếu hụt sắc tố ở tròng đen (đồng tử) khiến cho tròng đen của mắt gần như trong suốt.

Điều này có nghĩa là tròng đen không thể hoàn toàn ngăn chặn ánh sáng đi vào mắt, làm cho một số bé có màu mắt nhạt chuyển thành màu đỏ dưới một số loại ánh sáng.

Ảnh hưởng đến thị lực:

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch tạng liên quan đến chức năng nhìn của mắt bao gồm:

  • Rung giật nhãn cầu: chuyển động qua lại nhanh không tự chủ của mắt
  • Lác mắt: 2 mắt không thể cùng nhìn vào 1 điểm hay di chuyển cùng lúc
  • Cận thị hoặc viễn thị nặng
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Loạn thị gây mờ mắt.

Xem thêm:
>> Bệnh bạch tạng ở trẻ em – Nguyên nhân do đâu?
>> Chẩn đoán và điều trị bệnh bạch tạng ở trẻ em




  1. Albinism. Đọc thêm tại: <http://www.aapos.org/terms/conditions/1>. [Ngày 13 tháng 7 năm 2015].
  2. Albinism. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/albinism/basics/definition/con-20029935>. [Ngày 13 tháng 7 năm 2015].
  3. Albinism. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/kid/health_problems/birth_defect/albinism.html#>. [Ngày 13 tháng 7 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com