Vấn đề khác

Mẹ ơi, cô bảo không nhận hoa tặng ngày nhà giáo Việt Nam

“Mẹ ơi, cô bảo không nhận hoa tặng ngày nhà giáo Việt Nam”. Có khi nào bạn nghe câu nói này từ con mình chưa?

Trước ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, cô giáo tuyên bố không nhận hoa không phải là chuyện mới lạ. Nhưng phụ huynh cũng không nên dựa vào lý do này để khẳng định rằng giáo viên đang gián tiếp yêu cầu nhận “phong bì”.

Tam sao thất bản

“Mẹ ơi, cô bảo không nhận hoa tặng ngày nhà giáo Việt Nam” là câu nói đầu tiên ku Nhím nói với mẹ khi bước vào nhà. Chị L vẫn chưa hiểu ý con nên hỏi lại ku cậu. Cậu bé giải thích với mẹ rằng: “Sắp đến 20-11, cô giáo lớp con dặn cả lớp là năm nay cô không nhận hoa”.

Nói dứt câu, cậu bé bỏ ra sân chơi cùng bạn để lại mẹ L với muôn vàn câu hỏi hiện lên trong đầu. Và câu trả lời duy nhất xuất hiện trong não chị L khi này là “vậy là cô giáo thích phong bì”.

Chị L mang chuyện này kể cho bạn thân của mình là chị H cũng có con gái học cùng lớp với Nhím cùng với câu hỏi là nên bỏ vào phong bì bao nhiêu để không mất lòng cô giáo. Sau khi nghe bạn thuật lại câu chuyện, chị H bật cười. Vì câu chuyện của con gái chị khác với con trai chị L.

Me oi co bao khong nhan hoa ngay nha giao Viet Nam 20-11 hinh anh

Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11

Không nhận hoa tặng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 chưa chắc đã nhận tiền

Con gái chị H kể là: Sáng nay, trên lớp cô giáo có kể cho con nghe câu chuyện của Bác Hồ. Câu chuyện kể về việc Bác Hồ từ chối không muốn lấy ngày sinh của mình thành ngày lễ lớn của cả nước. Vì Bác muốn tiết kiệm chi phí để làm việc khác. Khi đất nước còn chia cắt việc tổ chức ngày lễ hay không với Bác không mang ý nghĩa mà lại tốn kém.

Sau khi cô giáo kể xong câu chuyện này, cô lấy ví dụ minh họa, ngày 20-11 năm trước, cô cũng nhận được rất nhiều hoa từ các bạn học sinh. Cô rất vui và cảm động trước tấm lòng của các anh chị lớp trước. Nhưng chỉ qua hai ngày, toàn bộ số hoa cô nhận được đều tàn héo. Dù rất tiếc nhưng cô vẫn phải vứt chúng đi.

Cô biết vào những dịp lễ như ngày nhà giáo Việt Nam, một bó hoa tươi có giá rất cao. Để có được bó hoa đó, cha mẹ các con phải chi trả một số tiền không phải ít. Cha mẹ nuôi các con, lo chi phí cho các con hàng ngày cũng đã khá vất vả, cô không muốn vì ngày lễ này lại thêm gánh nặng cho cha mẹ các con. Vì vậy, năm nay, cô thật lòng không muốn nhận hoa 20-11 của các con. Cô rất ủng hộ các bạn tự tay làm thiệp, hoa giấy để chúc mừng ngày lễ này với tất cả thầy cô.

Đó là toàn bộ câu chuyện của buổi học trên lớp của Nhím qua lời kể của con gái chị H.

Đừng vội suy bụng ta ra bụng người

Nhiều phụ huynh cảm thấy hoang mang khi con mình về nhà thông báo cô không nhận hoa. Như hai phụ huynh trong câu chuyện trên cũng vậy. Nếu họ chỉ nghe được câu chia sẻ ngắn gọn của bé trai thì chắc chắn rằng họ sẽ chuẩn bị phong bao cho cô giáo nhưng trong lòng lại rất xem thường người giáo viên kia. Nhưng nhờ vào lời kể chi tiết của bé gái mà họ hiểu được rằng cô giáo không muốn nhận hoa chỉ vì không muốn lãng phí.

Giáo viên hay phụ huynh đều giống nhau, cùng phải làm việc vất vả để lo cho các con mình đủ đầy. Phụ huynh hay giáo viên đều cùng muốn được người khác tôn trọng mình. Nên hãy hiểu và tôn trọng họ, một tấm thiệp, một lời chúc chân thành từ tâm của phụ huynh, của học sinh đã có thể giúp cho niềm vui ngày nhà giáo Việt Nam thêm trọn vẹn. Đừng vì suy nghĩ cá nhân của mình khiến cho xã hội có cái nhìn lệch lạc về những người hành nghề gõ đầu trẻ.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com