Sức khỏe

Tất tần tật các câu hỏi về nước ép trái cây cho trẻ mà ba mẹ cần biết

Khá nhiều bố mẹ thắc mắc không biết nước ép trái cây có tốt cho trẻ hay không? Có cần thiết không và cho bé uống bao nhiêu là vừa, hãy cùng mekhonghoanhao tìm hiểu nhé.

1. Nước ép trái cây liệu có phải là một sự lựa chọn tốt cho bé?

Nước trái cây ép có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh của bé nếu chúng được sử dụng có chừng mực. Ở một lượng thích hợp, đây là một nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất cho cơ thể bé. Ngược lại, uống quá nhiều nước trái cây sẽ không tốt cho bé chút nào.

Tìm hiểu thêm về tác hại của việc dùng nước ép trái cây quá nhiều trong bài Dùng nước ép trái cây quá nhiều có hại gì

2. Liệu có thực sự cần thiết phải cho bé uống nước trái cây

Nước ép trái cây không có lợi ích dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi vì lúc này bé nhận được đủ vitamin và khoáng chất từ sữa mẹ hay sữa công thức.

Ở trong giai đoạn ăn dặm từ 6 -12 tháng, khi mẹ đang hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho bé thì ăn trái cây nguyên quả tốt hơn nhiều so với uống nước ép.

Khi bé trên 1 tuổi, nếu bé ăn trái cây hàng ngày thì nước ép không cần phải bổ sung thêm làm gì.

3. Bé nên uống bao nhiêu nước trái cây là vừa?

Nếu bé không hề thích trái cây nguyên quả và bạn cho bé uống nước trái cây để bổ sung vitamin thì cũng nên cố gắng giới hạn ngưỡng tiêu thụ tối đa của bé như sau:

Bé 6 – 12 tháng tuổi: 120ml /ngày = ½ cốc
Bé 1 – 4 tuổi: 180 ml /ngày = ¾ cốc
Trẻ 4 – 12 tuổi: 240 ml / ngày = 1 cốc
Tuổi teen: 12 – 18 tuổi chỉ uống 360ml/ ngày = 1 cốc rưỡi

4. Loại nước trái cây nào tốt nhất cho bé?

Mọi loại nước ép đều khác nhau về giá trị dinh dưỡng vì loại quả dùng để ép là khác nhau. Các loại nước trái cây bổ dưỡng nhất chính là loại giữ lại cả thịt quả nghiền hay chất xơ trong đó.

So với các loại trái cây khác, nước cam và nước bưởi thường có hàm lượng đường thấp hơn và hàm lượng vitamin C và Kali khá cao, nên bố mẹ thường hay cho con uống nước cam. Tuy nhiên, một số bé không hấp thu được thành phần acid có trong cam nên bé có thể bị đau bụng, nổi mẩn đỏ hoặc hăm tã sau khi uống.

Một lượng nhỏ nước ép táo, lê hoặc mận tây có thể dùng để điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh. Nếu cho dùng một lượng lớn sẽ khiến trẻ rất khó để tiêu hóa do chứa nhiều đường, có thể đầy bụng, đau bụng và tiêu chảy.

Nước ép nho xanh sẽ khiến bé dễ uống và tiêu hóa hơn do có sự cân bằng của các loại đường và không chứa sorbitol. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin C trong nho quá thấp và nhiều đường nên cũng không phải là một lựa chọn yêu thích của các bậc cha mẹ.

nuoc ep trai cay cho tre - cau hoi thuong gap hinh anh

Nước ép trái cây cho trẻ

5. Có cần thiết phải mua nước trái cây loại dành cho em bé không vậy

Loại nước ép này giá thành quá đắt nên thay vì mua chúng, bạn có thể mua nước ép trái cây loại thông thường và pha loãng ra là được, có chăng là chúng chứa ít vitamin C hơn một chút so với loại bán sẵn mà thôi. Bạn nhớ chọn loại đã tiệt trùng khi mua cho bé dưới 12 tháng tuổi nhé.

6. Liệu tôi có cần mua nước trái cây bổ sung thêm dưỡng chất

Canxi và vitamin C rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ và chúng có trong thức ăn hàng ngày. Vì vậy, chỉ trong những trường hợp sau bạn mới cần mua nước trái cây bổ sung vitamin C hay canxi mà thôi:

– Bé không uống đủ sữa hoặc ăn các loại thực phẩm giàu canxi.
– Bé không ăn đầy đủ lượng trái cây nguyên quả có trong chế độ ăn lành mạnh được gợi ý

7. Có cần thiết phải pha loãng nước trái cây cho trẻ sơ sinh?

Nếu bạn mua loại nước ép dành riêng cho bé, không cần phải pha loãng.

Nếu bạn mua loại nước ép trái cây dành cho người lớn thì bắt buộc phải pha loãng để giảm hàm lượng đường, khiến bé dễ hấp thụ hơn. Tỉ lệ hợp lý là 1 phần nước trái cây và 3 phần (tỉ lệ 25:75) nước đun sôi để nguội. Sau một thời gian khi bé đã quen, bạn có thể tăng tỉ lệ nước trái cây lên thành. 2 phần nước trái cây và 2 phần nước lọc (tỉ lệ 50:50). Tốt hơn hết vẫn là cho con uống nước lọc và ăn trái cây nguyên quả.

8. Có bé nào dị ứng với nước ép trái cây hay không?

Điều này không phổ biến lắm. Đối với 1 số bé, khi uống nước cam hoặc bưởi ép có thể bị mẩn đỏ quanh miệng. Điều này có thể do một chút dầu ở vỏ cam hay bưởi còn sót lại trong nước trái cây. Nếu bé bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa thì hầu hết là do chứng hấp thu kém lượng carb chứ không phải do bé bị dị ứng.

9. Làm thế nào để bé không đòi hoặc uống ít nước ép trái cây hơn.

– Bố mẹ cho bé ăn bữa nhẹ là trái cây nguyên quả thay vì nước ép
– Bố mẹ cho con uống sữa thay vì nước ép trái cây cho trẻ.
– Cho uống nước trái cây ít hơn hoặc pha loãng nước ép
– Bạn ăn trái cây nguyên quả nhiều hơn thì con bạn cũng sẽ học theo mà thôi.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Rowena Bennett, Fruit Juice. Đọc thêm tại: <http://www.babycareadvice.com/babycare/general_help/article.php?id=88>. [Ngày 27 tháng 5 năm 2015].
  2. Baby food: Juices and shakes. Đọc thêm tại: < http://www.babycenter.in/a1015430/baby-food-juices-and-shakes>. [Ngày 27 tháng 5 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com