Nuôi con

Cách kỷ luật không nước mắt hiệu quả với trẻ mẫu giáo

Cách kỷ luật không nước mắt hiệu quả với trẻ mẫu giáo đã được cô Trần Thị Ái Liên trao đổi ở khá nhiều buổi hội thảo trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, cha mẹ khác nhau sẽ có phương pháp kỷ luật khác nhau và cũng tùy vào tính cách của từng bé mà cha mẹ nên điều chỉnh cách dạy con sao cho phù hợp.

Có thể áp dụng phương pháp kỷ luật không nước mắt với trẻ mẫu giáo?

Đây là cách thức dạy trẻ mẫu giáo tốt mà cha mẹ có thể áp dụng thay vì cách dạy con truyền thống của nhà gia đình – sử dụng đòn roi. Khi áp dụng cách kỷ luật không nước mắt để dạy con, có cha mẹ nghiêm khắc, có người linh hoạt hơn, có người hay giải thích cho con, cũng có người lại phạt con nhiều hơn người khác. Vì vậy, tùy theo từng tính cách của con và bố mẹ, bạn phải lựa chọn kiểu rèn luyện kỷ luật nào phù hợp với gia đình mình nhất.

Tuy nhiên ở tuổi này, khả năng hiểu và lý luận của trẻ đã phát triển, đủ để bạn có thể yêu cầu trẻ tuân theo quy định gia đình trong hầu hết các trường hợp. Trẻ sẽ nhận ra rằng trong nhà còn có những người khác, và họ cũng có cảm xúc và suy nghĩ riêng; và việc sống trong cùng một nhà nghĩa là mình cũng phải biết nghĩ về cha, mẹ, anh chị em nữa.

Điều này không có nghĩa là trẻ sẽ hành xử vô cùng đúng mực theo những gì bạn đặt ra mà không hế có một phản kháng nào. Trẻ nhỏ về bản chất vốn coi mình là trung tâm (nghĩ cho mình trước), và chỉ có thể nhờ cha mẹ khuyến khích cũng như tự trải nghiệm để trẻ biết nghĩ đến người khác. Thái độ đáp ứng của trẻ ở tuổi này với những quy định của cha mẹ đưa ra (ví dụ “Con phải dẹp đồ chơi sau khi chơi xong”) sẽ được phát triển từ từ chứ không ngay lập tức mà tuân thủ răm rắp được.

Kỷ luật không nước mắt với trẻ thế nào là hiệu quả?

Theo bản năng, trẻ sẽ nghĩ những quy định mà cha mẹ đề ra sẽ áp dụng cho tất cả mọi người trừ mình, bạn sẽ phải giúp trẻ chấp nhận rằng quy định đó cũng dành cho trẻ nữa. Dưới đây là vài điểm cha mẹ cần lưu ý nếu muốn dạy con hiệu quả.

Giúp trẻ chấp nhận những quy định chung này. Dù có thể quy định là một điều quá rõ ràng hiển nhiên với bạn, nhưng với trẻ thì chưa chắc vậy. Ví dụ bạn có quy định rằng phòng khách phải được dọn dẹp gọn gàng khi sắp có khách tới. Đối với trẻ, chúng có thể sẽ không hiểu tại sao có khách tới lại phải dọn mọi thứ ngăn nắp. Với chúng, để phòng khách bừa bãi là hoàn toàn chấp nhận được.

Vì vậy, hãy thiết lập quy định thật rõ ràng. Trẻ chỉ có thể tuân theo một cách tự nguyện khi chúng hiểu rõ. Hãy lặp đi lặp lại cho đến khi bạn đoán chắc trẻ đã nắm rõ.

Cách kỷ luật không nước mắt hiệu quả với trẻ mẫu giáo

Để có cách kỷ luật không nước mắt hiệu quả với trẻ mẫu giáo, bước đầu hãy giúp trẻ chấp nhận những quy tắc chung

Thực hiện quy định một cách nhất quán cũng quan trọng không kém. Sẽ có lúc bạn du di cho trẻ, ví dụ bạn dễ bỏ qua hành vi hỗn hào của con hơn khi bạn biết con đang không khỏe, hoặc bạn để trẻ thức khuya hơn vào những dịp đặc biệt… Nhưng hầu hết thời gian, bạn nên giữ nghiêm quy định trong nhà để giúp trẻ tự điều chỉnh theo.

Không nên áp dụng quy định trong tình huống này lên những trường hợp khác. Ví dụ như bạn cấm trẻ không được đánh bạn, cũng có nghĩa là trẻ không được đánh bất kỳ ai hết – một quy định chung cho tất cả các trường hợp. Tuy nhiên có thể trẻ sẽ không nghĩ vậy. Trẻ có thể nghĩ rằng mình chỉ không được đánh bạn thôi, nhưng có thể được phép đánh anh. Đó là lý do vì sao bạn nên giải thích thật cặn kẽ và thiết thực.

Ví dụ thay vì nói “Đánh người khác là không tốt”, bạn hãy nói một cách cụ thể “Con không được đánh ai hết. Không đánh bạn, không đánh bố mẹ hay anh chị, không đánh cả anh chị em họ. Nếu con vi phạm, ba mẹ sẽ vẫn thương con, nhưng sẽ rất không vui với con.” Miêu tả rõ ràng cụ thể sẽ giúp bé nắm bắt dễ dàng hơn.

Hãy là hình mẫu tốt. Chắc hẳn, trẻ sẽ có xu hướng tuân theo những quy định trong nhà khi trẻ thấy mọi người đều làm giống vậy. Bạn sẽ không thể bảo trẻ “Không được đứng lên bàn ghế trong nhà” khi bé thấy bố gác chân lên bàn. Tuyệt đối không đánh trẻ khi chúng chưa tuân thủ các quy định này, chúng ta đang áp dụng kỷ luật không nước mắt kia mà.




Richard Woolfson, 2015, Your preschooler bible, 2nd edtion, Octopus Publishing Group, UK, page 130

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com