Có rất nhiều phương pháp dạy con tích cực trong sách vở mà bố mẹ có thể tham khảo trong các nhà sách lớn. Tuy nhiên, có một vài điều đơn giản trong cách nuôi dạy con có hiệu quả vô cùng tích cực mà có thể là “điểm thiếu” trong cách dạy con bạn đang áp dụng.
Cùng tham khảo 10 phương pháp khuyến khích bố mẹ có cách nuôi dạy con tích cực ở bài này nhé!
1. Suy ngẫm
Vấn đề thường gặp khi bạn làm cha mẹ là do bạn quá bận rộn làm mọi việc mà hiếm khi có thời gian để suy nghĩ về chúng. Vậy nên, hãy dành một vài phút để xem xét những công việc thường ngày của bạn. Có thể bạn không cần phải làm toàn bộ tất cả mọi thứ. Nhà bạn sẽ vẫn chẳng sao cả nếu tuần này bạn không quét mạng nhện. Hãy sẵn sàng bỏ bớt một số công việc thường ngày ít quan trọng trong thời gian biểu của mình và thay vào đó suy ngẫm và dành thời gian cho con nhiều hơn.
2. Nghỉ ngơi một chút
Hãy cố sắp xếp thời gian để bạn có thể thư giãn trong ít nhất 10 phút. Bạn có thể làm việc này khi bé đi nhà trẻ, hoặc lúc bé đang xem chương trình truyền hình yêu thích của mình. Hãy tự nói với bản thân rằng bạn cần được nghỉ ngơi một chút, và rằng bạn cần ưu tiên việc nghỉ ngơi mỗi ngày. Có như thế bạn mới cảm thấy thoải mái và ít “cằn nhằn” và “cáu gắt” khi bé có hành vi sai trái.
3. Kiểm soát “việc cằn nhằn” – Phương pháp dạy con tích cực bố mẹ cần biết
Không ai muốn nghĩ mình có những hành động tiêu cực đối với con, nhưng thật dễ để rơi vào hoàn cảnh này. Hãy nghĩ đến số lần bạn quở trách bé ngày hôm nay – có lẽ bạn đã có thể bỏ qua một số việc hoặc có lẽ đã có nhận xét tích cực hơn đối với bé.
4. Hãy chú ý đến hành vi tốt của bé
Nếu bạn muốn có cách nuôi dạy con tốt hơn, bạn cần chú ý và khen ngợi khi bé có hành vi tốt. Chẳng hạn, khi bé chơi đồ chơi một cách yên ắng trong phòng, hãy dành thật nhiều sự quan tâm cho bé. Nói cho bé biết bạn hài lòng với hành động của bé đến nhường nào. Việc này sẽ cải thiện mối quan hệ của hai mẹ con, bé sẽ thích làm những việc được khen ngợi hơn thay vì bị la mắng, bé còn biết rằng bạn luôn quan tâm đến bé nữa.
5. Yêu cầu/nhận sự hỗ trợ
Nhiều khả năng là bạn đời, họ hàng và bạn bè của bạn rất sẵn lòng chăm nom bé cho bạn để bạn có thời gian dành cho bản thân – dù bạn phải yêu cầu. Hãy tận dụng những lời đề nghị giúp đỡ này. Nghỉ ngơi, thư giãn một chút, chẳng hạn trong một giờ đồng hồ, sẽ cho phép bạn có thể nạp lại năng lượng để cảm thấy thoải mái hơn.
6. Lên kế hoạch mọi việc trong ngày để có cách dạy con tích cực hơn
Cố gắng có sự hình dung hợp lý những gì sẽ diễn ra mỗi ngày – một lịch trình các hoạt động cho bạn và bé. Mặc dù có thể bạn sẽ không thể thực hiện chính xác kế hoạch đã vạch ra, nhưng việc lên kế hoạch sẽ giúp bạn kiểm soát được cuộc sống của mình. Bạn có trách nhiệm với những việc bạn làm, không chỉ để tùy ngẫu nhiên.
7. Tự khen ngợi bản thân
Nói với chính bạn mỗi ngày rằng bạn đang làm rất tốt. Suy ngẫm về ít nhất một việc diễn ra trong ngày mà bạn đã xử lý rất tốt. Hãy tự hào về bản thân khi làm cha mẹ. Những người khác có thể không nghĩ đến việc khen ngợi hoặc động viên bạn, vì vậy, hãy tự cổ vũ bản thân mỗi ngày.
8. Vui với những gì con bạn gặt hái được
Bé có thể làm bạn bực mình những lúc rên rỉ và than phiền, song bé cũng là một đứa trẻ tuyệt vời có thể làm những việc mới mỗi ngày. Bạn không thể không nhận ra được các kĩ năng mới bé học được khi phát triển qua suốt những năm trước khi đi học. Hãy tự hào về sự tiến bộ của bé, bạn thậm chí có thể ghi chú lại mỗi chặng đường phát triển của bé vào nhật ký.
9. Có những kỳ vọng mang tính thực tế
Nuôi dạy con tích cực cũng có nghĩa rằng bạn cần nhận biết được những hạn chế của bản thân khi làm cha mẹ. Mọi người đều muốn trở thành ông bố/bà mẹ tốt nhất trên thế giới nhưng danh hiệu đó chỉ có thể thuộc về một người. Hãy đặt ra cho bản thân những mục tiêu có thể đạt được thay vì tạo lập một tập hợp những kỳ vọng quá cao và hoàn toàn không thực tế về bản thân.
10. Thường xuyên âu yếm bé
Dù mối quan hệ của bạn với bé đôi khi có thể trở nên căng thẳng đến mức nào, hãy bảo đảm rằng bạn thường ôm ấp và âu yếm bé. Sự yêu thương, tiếp xúc cơ thể theo cách thức này sẽ xua tan những cảm xúc tiêu cực và giúp cả hai cảm nhận được tình yêu thương.
Vậy bạn có vô tình bỏ qua 1 trong 10 phương pháp dạy con tích cực này không? Nếu có thì thay đổi cách dạy con của mình ngay nhé!
- Richard Woolfson, 2015, Your preschooler bible, Octopus Publishing Limited, 2nd edition, page 19