Thực đơn ăn dặm cho bé

Chế biến trái cây cho bé ăn dặm

Trái cây không chỉ giàu dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ của bé mà còn cho bé những trải nghiệm đầy thú vị về mùi vị thức ăn. Hãy xem cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm như thế nào nhé!

1. Chế biến thanh long cho bé ăn dặm

Trái thanh long chứa các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cơ thể bao gồm nhiều loại Vitamin và khoáng chất như canxi, photpho, sắt, và vitamin nhóm A, B,C. Vì vậy, mẹ đừng quên loại trái cây này trong danh sách các món cho trẻ ăn dặm nhé!

Các mẹ khi mua thanh long nên chọn những quả có vỏ đỏ sậm và mỏng, da căng mọng. Chọn những quả căng tròn càng tốt để dễ trình bày ra dĩa. Ngoài ra, phần tai còn xanh không được quăn queo hay khô héo (đó là những quả tươi mới được thu hoạch không lâu). Mẹ có thể bấm nhẹ tay vào vỏ thanh long, nếu thấy cứng thì nên chọn.

Lấy ½ trái thanh long, gọt vỏ, cắt thanh long thành những hạt lựu vừa phải. Sau đó xếp thanh long ra dĩa cho bé tự bốc ăn bằng tay theo phương pháp baby led weaning (ăn dặm bé chỉ huy).

che-bien-trai-cay-cho-be-an-dam-hinh-anh1

Thanh long rất tốt cho tiêu hoá của bé

Mẹ có thể giới thiệu thanh long cho bé khi bé được khoảng 8 tháng tuổi, tuy nhiên, hạt thanh long hơi cứng, bé chưa tự nhai được, mẹ có thể nạo nhỏ lấy phần ruột trắng cho bé dùng, bé sẽ được cung cấp thêm Vitamin, khoáng chất. Thanh long còn giúp cho bé nhuận tràng. Nếu muốn cho bé ăn cả quả, mẹ có thể xay  nhuyễn ra cho bé ăn.

2. Cho bé ăn dặm với mận (roi)

Mận (hay còn gọi là trái Roi) là một trong những loại trái cây được mọi người yêu thích, giúp làm mát cơ thể, chống nhiễm trùng, điều trị tiêu chảy, đầy hơi và ngăn ngừa ung thư.

Các mẹ mua mận về, sau đó ngâm mận trong nước muối loãng để khi ăn được an toàn hơn. Các mẹ lưu ý khi chọn mận, không chọn quả bị trầy xước. Lớp vỏ căng mọng, nhẵn bóng. Khi mua mận, không nên chọn quả quá xanh hoặc quá chín. Lấy 1-2 trái mận đã rửa sạch. Tách mận làm bốn, bỏ hột, râu và gọt vỏ.

che-bien-trai-cay-cho-be-an-dam-hinh-anh2

Khi cho bé ăn mận mẹ nhớ quan sát bé tránh cho bé không bị hóc, nghẹn

Sau đó cắt mận thành hạt lựu và xếp ra dĩa cho bé tự bốc ăn bằng tay theo phương pháp baby led weaning (ăn dặm bé chỉ huy).

3. Cẩn thận khi cho bé ăn dặm với táo tây

Khi mua táo, mẹ nhớ lưu ý phân biệt giữa táo tây và táo Trung Quốc. Táo được nhập từ Châu Âu, Mỹ hay New Zealand có màu đỏ sẫm, nhiều sọc đốm sẫm trên quả chạy theo từng thớ dọc từ cuống quả xuống dưới đáy. Còn táo Trung Quốc do được trồng ở vùng khí hậu Châu Á có địa chất, thổ nhưỡng khác hoàn toàn nên màu thường là phấn hồng, hồng nhạt.

Táo New Zealand, táo Mỹ có mùi vị thơm đậm đặc, khi ăn có độ ngọt, độ thơm khác hẳn. Táo đặc biệt giòn, nhiều nước với vị ngọt rất ấn tượng. Còn Táo Trung Quốc gần như không có mùi vị, ăn xốp hơn, có vị ngọt lợ lợ.

Lấy quả táo đã rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột ở giữa. Sau đó cắt thành những hạt lựu vừa hoặc thái thành những lát mỏng vừa phải. Để táo đã cắt hạt lựu vào dĩa cho bé tự bốc ăn bằng tay theo phương pháp baby led weaning.

che-bien-trai-cay-cho-be-an-dam-hinh-anh3

          Khi mua táo mẹ nhớ phân biệt táo được nhập từ Châu Âu và Mỹ với táo Trung Quốc

4. Chế biến lê cho bé ăn dặm

Đối với lê, các mẹ nên chọn những quả lê sẫm màu, nhưng không quá cứng. Chú ý vỏ lê phải mịn màng, không có vết bầm tím hoặc giập nát.

Nếu không ăn hết những trái lê ngay lập tức sau khi lê chín, các mẹ có thể lưu trữ chúng trong tủ lạnh vài ngày vì lê vẫn có thể còn tươi trong ngần ấy thời gian.

Lê mua về rửa sạch và cắt miếng nhỏ như táo tây để bé có thể tự ăn hoặc xay/ ép cho bé uống cũng rất tốt

5. Bé ăn dặm kiwi

Đối với kiwi các mẹ nên chọn những quả không có vết, tránh những quả nhăn nheo hay quá mềm. Kiwi quả bé hay to đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Nên cho bé ăn kiwi chín để bé có thể cảm nhận được vị ngọt và hấp thu được tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong kiwi.

Cũng như lê và táo, mẹ rửa sạch kiwi, gọt vỏ và cắt nhỏ để bé ăn theo phương pháp baby led weaning hoặc xay thành sinh tốt cho bé uống.

Cho trẻ ăn dặm bằng các loại trái cây trên sẽ giúp các bữa ăn của bé đa dạng và hấp dẫn hơn. Ngoài 5 loại trái cây tuyệt vời này, mẹ cũng có thể thử cho bé ăn thêm các hương vị khác như đu đủ, chuối, đào,…

Khi cho bé ăn dặm trái cây mẹ lưu ý: với các bé dưới 3 tuổi, mẹ nhớ quan sát kĩ trong lúc bé ăn tránh bé bị hóc, nghẹn nha mẹ !



  • nghethuatamnhacsaigon.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com