Mang thai

Mang thai tuần thứ 5: Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu nên ăn gì

Bắt đầu từ khi mang thai tuần thứ 5, thai nhi sẽ có sự phát triển rất mạnh mẽ. Mẹ bầu nên tích trữ các loại thức ăn bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé trong thai kỳ; đồng thời có một số loại thực phẩm mẹ cũng không nên ăn trong thời gian này.

>> Mang thai tuần thứ 6, những thực phẩm mẹ nên ăn lúc này và sự phát triển của bé trong bụng mẹ

>> Tổng hợp quá trình phát triển của thai nhi theo tuần

Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi

Tại thời điểm này của quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, dù trông bề ngoài mẹ vẫn bình thường chứ không giống đang mang thai gì cả, quả tim bé bỏng của bé lại đang phân chia thành các ngăn rồi đấy và sẽ sớm bắt đầu bơm máu đi.

Thai nhi 5 tuần tuổi có kích cỡ bằng hạt đậu, dài khoảng 2mm và trông giống con nòng nọc hơn là một con người. Bé sẽ có sự phát triển mạnh mẽ vào tuần này – đợt đầu tiên trong nhiều đợt diễn ra suốt thai kỳ!

Mang thai tuần thứ 5: Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu nên ăn gì

Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi

Mẹ mang thai tháng thứ 5 có biết không, hiện giờ bé con đang rất “bận rộn” phát triển mọi cơ quan trọng yếu đấy, bao gồm gan và các quả thận.

  • Phần lớn sự phát triển tập trung vào não bộ với khoảng 100 tế bào não được hình thành trong mỗi phút. Đây là lý do khiến mẹ bầu mau đói. Thức ăn đa phần sẽ được “huy động” để tạo năng lượng cho sự phát triển của em bé bên trong.
  • Ruột của bé cũng đang hình thành và ruột thừa đã ở đúng vị trí rồi.
  • Ống thần kinh, tức là phần nối não bộ của bé và tủy sống, sẽ đóng kín lại vào tuần thai này.
  • Xương bắt đầu được hình thành. Các đầu chi, là các phần sẽ phát triển thành tay chân của bé, bắt đầu nhú lên.
  • Dưới phần hốc mà sau này sẽ là miệng bé yêu của mẹ, có các nếp gấp nhỏ sau cùng sẽ hình thành nên cổ và hàm dưới của bé đấy.
  • Các tuyến sinh dục của bé cũng bắt đầu hình thành, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để xác định giới tính của bé qua siêu âm.
  • Quả thận đã nằm đúng vị trí, tuy nhiên chưa thực hiện chức năng lọc máu. Sau một thời gian ngắn nữa thôi, chúng sẽ bắt đầu thực hiện chức năng bài tiết nước tiểu, góp phần gia tăng chất lỏng trong thành phần nước ối bao quanh bé suốt những tuần còn lại.

Tất cả sự phát triển bên trong của thai nhi 5 tuần tuổi cũng ứng với các thay đổi bên ngoài.

Nên và không nên ăn gì khi mang thai tuần thứ 5?

Bắt đầu từ tuần thứ 5, mẹ bầu nên tích trữ các loại thức ăn bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé trong thai kỳ. Mẹ có thể sử dụng các thức ăn được gợi ý dưới đây trong bữa ăn chính hoặc các bữa ăn phụ hay ăn vặt đều được; miễn là phải đảm bảo sử dụng chúng đều đặn hàng ngày để có được kết quả tốt nhất.

Những loại thực phẩm này không chỉ bổ dưỡng mà còn có chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường – GI (glycaemic index) thấp; giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và do đó khiến mẹ cảm thấy no lâu hơn.

Điều này sẽ khiến cho lượng đường huyết trong máu của mẹ luôn được duy trì ở mức ổn định và có thể chống chọi lại với các triệu chứng thai nghén hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, ở giai đoạn này mẹ có thể bắt gặp 1 vài triệu chứng khó chịu sau – thường là dấu hiệu giúp nhiều chị em nhận biết có thai:

Những triệu chứng này thường khiến các mẹ khổ sở, nuốt khó trôi. Vậy nên hãy xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng thật hợp lý cho bà bầu ngay hôm nay để chuẩn bị cho “cuộc chiến đấu” mang tên 9 tháng thai kỳ.

Mang thai tuần thứ 5 nên ăn gì?
Dưới đây là một số loại thức ăn mà các mẹ bầu nên bắt đầu dự trữ trong tủ lạnh từ tuần thứ 5 của thai kỳ:

  • Bánh mì và ngũ cốc nguyên cám
  • Yến mạch
  • Bánh mì đen và các loại bánh làm từ bột gạo
  • Các món điểm tâm ít đường
  • Các loại hạt hoặc trái cây sấy khô (không thêm đường hoặc muối)
  • Các thanh ngũ cốc (cereal bars) ít đường và ít béo
  • Hỗn hợp các loạt hạt hướng dương, bí ngô và hạt vừng (mè)
  • Các loại rau củ và trái cây có nhiều chất xơ như: lê, táo, quả sung (quả vả), mận, cam quít, đào, bông cải xanh, măng tây, bí đỏ, đậu Hà Lan, đậu xanh và đậu que.
  • Các loại đậu: đậu lăng, đậu gà (đậu răng ngựa), đậu trắng, đậu ngự, đậu tằm
  • Gạo nguyên cám, gạo lức, lúa mì và hạt quinoa
  • Các loại dâu: dâu tây, việt quất, mâm xôi đỏ, mâm xôi đen
  • Thịt nạc và phi lê cá
  • Các loại cá béo (chỉ nên ăn 2 bữa/ tuần)
  • Các loại sữa chua lợi khuẩn và ít béo
  • Trứng (chỉ ăn trứng đã chín kỹ)
  • Rau chân vịt và các loại xà lách

Mang thai tuần thứ 5: Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu nên ăn gì hình ảnh 2

Những thực phẩm bổ dưỡng mẹ mang thai 5 tuần cần thủ sẵn ở nhà
Đặc biệt mẹ nên bổ sung acid folic hàng ngày.

Thế mẹ cần hạn chế hoặc không sử dụng những thực phẩm và đồ uống nào?
Bên cạnh những thực phẩm bổ dưỡng nêu trên, các mẹ mang thai tháng thứ 5 cũng nên tránh những loại thức ăn dưới đây vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé:

  • Viên uống vitamin A. Trừ khi mẹ được bác sĩ chỉ định uống vitamin A trong khi mang thai, còn ngoài ra tốt nhất mẹ bầu không nên tự ý uống thêm vitamin này hay các viên uống chiết xuất từ gan cá tuyết (loại này cũng có chứa vitamin A). Uống qúa nhiều vitamin A trong khi mang thai có thể gây rối loạn đến quá trình phát triển của thai nhi.
  • Gan động vật và các chế phẩm làm từ gan (như pate chẳng hạn). Gan có chứa rất nhiều retinol – một dạng vitamin A ở động vật, và do đó mẹ bầu cũng không nên sử dụng.
  • Thịt sống hoặc nấu chưa chín, sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng. Tất cả những thứ này có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và đôi mắt của bào thai.
  • Trứng sống hoặc tất cả các loại thức ăn có chứa trứng sống hay chưa được nấu chín kỹ. Các loại thực phẩm này có thể chứa vi khuẩn salmonella. Chúng có thể khiến mẹ bị nôn mửa, tiêu chảy và mất nước. Mặc dù em bé sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng nếu sức khỏe của mẹ bị tổn hại thì dĩ nhiên là cũng không tốt cho bé rồi. Chính vì thế nếu không có thói quen ăn trứng chín thì mẹ hãy tập từ từ đi nhé.
  • Các loại pho mát blue-veined và mould-ripened mềm (Như Brie hay Camembert). Trong các loại pho mát này thường chứa vi khuẩn listeria, được cho là có khả năng gây hư thai hoặc sảy thai.
  • Caffeine. Nghiên cứu khoa học cho thấy hấp thu quá nhiều caffeine trong khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ xảy thai hoặc thai nhi bị thiếu cân. Do đó để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, các mẹ bầu hãy chuyển sang các loại thức uống không chứa caffeine hoặc cắt giảm trà hoặc café trong vòng ít nhất 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Rượu bia, đồ uống có cồn. Những phụ nữ đang mang thai rõ ràng là không nên uống rượu bia hay bất kỳ loại đồ uống có cồn nào. Mặc dù một số tài liệu cho rằng các mẹ bầu vẫn có thể uống từ 25-50 ml các loại thức uống này từ 1-2 lần/ tuần.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Fetal development-5 weeks pregnant. Đọc thêm tại: <http://www.babycentre.co.uk/5-weeks-pregnant>. [Ngày 01 tháng 04 năm 2016]
  2. 5 Weeks Pregnant. Đọc thêm tại: http://www.netmums.com/pregnancy/pregnancy-week-by-week-guide/5-weeks-pregnant. [Ngày 01 tháng 04 năm 2016]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com