Mong con

Hãy sẵn sàng điều này trước khi có con

Lên danh sách chuẩn bị tài chính trước khi mang thai: Chuẩn bị cho việc có thêm một em bé nhỏ xíu trong nhà, không chỉ đơn giản là mua sắm quần áo sơ sinh hay kê thêm một chiếc nôi trong phòng, mà bao gồm cả sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tài chính. Mekhonghoanhao sẽ giúp bạn lên danh sách chuẩn bị tài chính trước khi mang thai để sẵn sàng cho hành trình mang thai và sinh con sắp tới.

>> Ngoài tài chính, ba mẹ cần chuẩn bị những gì?

1. Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai – Chi phí khám thai, tiêm ngừa và sinh em bé 

Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, mẹ bầu tối thiểu phải có 3 lần khám thai định kỳ. Bình thường đa số các mẹ bầu sẽ có khoảng 10 lần thăm khám thậm chí nhiều hơn tuỳ vào tình hình sức khoẻ. Ngoài ra trong quá trình mang thai mẹ cần làm một số xét nghiệm sàng lọc và tiêm ngừa uốn ván.

Mẹ nên chọn cơ sở y tế có trong danh mục được bảo hiểm, như vậy thì chi phí khám thai hoặc bất cứ chi phí điều trị nào phát sinh trong quá trình mẹ mang thai sẽ đều được bảo hiểm chi trả.

Nếu có ý định sinh con tại các bệnh viện tư nhân, mẹ nên cân nhắc việc mua các gói bảo hiểm thai sản mà trong danh sách các địa điểm được áp dụng có bệnh viện mà mẹ chọn để được hưởng các chế độ chăm sóc tốt hơn mà vẫn tiết kiệm được chi phí.

Tuy nhiên, dù chọn sinh ở bệnh công hay bệnh viện tư mẹ cũng nên để dành 1 khoản riêng cho việc sinh con do có một số thuốc hoặc các dịch vụ khác nằm ngoài danh mục được bảo hiểm cũng như đề phòng các rủi ro không mong đợi khác.

Lên danh sách chuẩn bị tài chính trước khi mang thai

Ba mẹ chuẩn bị tài chính trước khi mang thai vì quá trình mang thai sẽ có rất rất nhiều khoản phải chi đấy ạ

2. Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai – Chi phí bồi dưỡng sức khoẻ cho mẹ

Khi mang thai và sinh nở, sức khoẻ của mẹ luôn là ưu tiên đầu. Do đó, ngoài việc phải bồi bổ bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, mẹ bầu còn cần bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, axit folic…bằng cách uống thêm thực phẩm chức năng hoặc sữa bầu.

Ngoài ra, nếu có điều kiện, mẹ có thể dành một khoản để đi du lịch xả stress sau sinh, spa thư giãn, massage mỗi khi đau nhức hoặc mua các gói chăm sóc sau sinh nữa nhé!

3. Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai – Chi phí cho quần áo bầu

Khoản chi phí thường bị các bà mẹ tương lai quên mất khi lập kế hoạch tài chính vì thường các mẹ chỉ mua vài bộ, đủ để mặc từ khi bụng bắt đầu to ra cho đến khi sinh con. Nhưng chi phí này vẫn cần được liệt kê trong bảng ngân sách dự kiến để không rơi vào tình trạng thiếu hụt mẹ nhé!

Mẹ cũng đừng chi quá tay vào mục “thời trang ngắn hạn” này.

4. Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai – Chi phí cho thời gian nghỉ thai sản

Sau khi sinh bạn sẽ có khoảng 6 tháng không đi làm, mặc dù có bảo hiểm thai sản nhưng thu nhập của gia đình sẽ bị giảm sút trong khi các khoản chi phí trong gia đình như tiền điện, nước, cáp, ăn uống, đi lại… vẫn phải thanh toán.

Vì vậy, không gì tốt hơn là hãy chuẩn nguồn tài chính cần thiết cho khoảng thời gian mà bạn chưa đi làm trở lại trong kế hoạch tài chính của mình để tránh tình trạng thiếu trước hụt sau.

5. Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai – Chi phí mua sắm vật dụng cho em bé

Còn đây là danh sách mẹ cần mua cho bé con:

Quần áo em bé, khăn, tã, bình sữa, nôi, giường, đồ chơi… sẽ có rất nhiều thứ cần phải mua nếu bạn sinh bé đầu lòng. Đừng quên tham khảo ý kiến của những người kinh nghiệm để tham khảo và lên danh sách những vật dụng thật sự cần thiết cho bé cũng như số lượng phù hợp để tránh trường hợp lãng phí, mua dư thừa vì bé phát triển rất nhanh, mỗi giai đoạn bé sẽ có nhu cầu khác nhau.

Lên danh sách chuẩn bị tài chính trước khi mang thai hình ảnh 2

Ba mẹ cần chuẩn bị tài chính trước khi mang thai vì em bé sẽ lớn rất nhanh và phải chi khoản không nhỏ cho việc mua sắm

Sữa công thức: nhiều mẹ may mắn có dồi dào đủ để nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng hoặc thậm chí là cho đến khi bé 1-2 tuổi. Tuy nhiên, một số mẹ không có sữa hoặc sữa không đủ cho bé bú thì phải sử dụng thêm sữa ngoài. Đây là khoản phí tương đối lớn và lâu dài mà bạn cần tính toán dự trù.

Bắt đầu ăn dặm: Khi bé trên 6 tháng bạn sẽ phải tốn thêm một khoản cho các thực phẩm ăn dặm của bé.

Chi phí gửi nhà trẻ, học phí: Đây là khoản chi phí không hề nhỏ nhưng bạn có thể dự toán trước. Tính toán chi phí này bình quân theo mỗi tháng và bình quân theo năm ít nhất trong 5 năm đầu đời.

Sức khỏe của bé: Chi phí tiêm ngừa, dự trù bé ốm, chi phí cho những phát sinh khác ngoài dự kiến.

Sẽ có rất nhiều chi phí phát sinh khi có một thành viên mới trong ngôi nhà bạn, vậy nên hãy lên danh sách chuẩn bị tài chính trước khi mang thai để sẵn sàng cho hành trình mang thai và sinh con sắp tới, ba mẹ nhé!



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Dự trù kinh phí nuôi con trong một năm đầu. Đọc thêm tại: http://yeutre.vn/bai-viet/du-tru-kinh-phi-nuoi-con-trong-mot-nam-dau.3910/
  2. 5 loại chi phí trước khi sinh con cần thiết nhất các mẹ nên biết. Đọc thêm tại: http://mecuti.vn/5-loai-chi-phi-truoc-khi-sinh-con-can-thiet-nhat-cac-me-nen-biet.html
  3. Financially preparing for a baby. Đọc thêm tại: http://www.parents.com/pregnancy/considering-baby/financing-family/preparing-for-baby-financially/
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com