Nuôi con

Khám phá thế giới – Ngoài kia có gì nhỉ

Khám phá thế giới bên ngoài giúp bé có thêm kiến thức mới mẻ và thú vị. Càng được ở trong một môi trường mở, bé càng tự do tìm tòi, học hỏi nhiều hơn.

Nếu bạn đưa bé đến một khu vườn, công viên hay bất cứ một không gian mở trong xanh nào bé cũng sẽ có một sự tò mò mãnh liệt với những thứ bé tìm thấy xung quanh. Mẹ cùng bé có thể khám phá thế giới xung quanh công viên: từ những chú sâu, đến những quả thông, từ những mầm cây đến những cây nấm. Bạn có thể khuyến khích niềm yêu thích của trẻ hơn nữa bằng những kiến thức khoa học đầu tiên với những gợi ý dưới đây:

  • Nhấc 1 hòn đá lên và khám phá xem những loài động vật nào sống bên dưới hòn đá ấy nhỉ? Nhưng bạn hãy chắc chắn bé đối xử nhẹ nhàng với các con vật và đặt những đồ vật lại chỗ cũ sau khi đã khám phá thế giới của chúng nhé!
  • Quan sát những gân lá ở mặt sau những chiếc lá. Đưa cho bé giấy và bút để bé “mô phỏng” lại chiếc lá bằng khả năng hoạ sĩ của mình.

Khám phá thế giới - Ngoài kia có gì nhỉ

khám phá thế giới xung quanh

 

  • Nếu bạn tìm được một mạng nhện ở gần đó, hãy rắc lên đó một ít bột mì để bé có thể nhìn thấy mạng nhện rõ hơn.
  • Ngắt một cành lá và cắm vào bình nước. Hãy chỉ cho bé thấy điều kỳ diệu khi chỉ sau một vài ngày những chiếc lá non đã đâm chồi.

Ngoài ra, bạn còn có thể cùng bé trồng những mầm cây và quan sát từ lúc gieo hạt đến lúc cây nảy mầm. Đơn giản nhất ở Việt Nam vẫn là trồng giá đỗ, chỉ vài ngày là có thể nhìn thấy những chiếc lá non xanh mơn mởn rồi, thậm chí bé còn có thể tự tay thu hoạch và thưởng thức thành quả lao động của mình trong bữa ăn luôn.

Khám phá thế giới động vật hoang dã và thời tiết

Động vật hoang dã có thể hơi khó tìm thấy trong đời sống hằng ngày nhưng những chú chim hầu như vẫn sống rất nhiều ở các thành phố. Bạn có thể giúp bé khám phá thế giới loài chim bằng cách giới thiệu cho bé những chú chim sống gần nhà và dạy bé cách cho chim ăn. Nếu bạn có một khoảng không thoáng đãng quanh nhà hãy thử treo những chai/máng thức ăn cho chim bên ngoài và quan sát xem loài chim nào sẽ ghé thăm và xem thử chúng yêu thích loại thức ăn nào nhất nhé.
Bé 2 tuổi rưỡi đã nhận thức được rằng không phải lúc nào thời tiết cũng giống nhau. Bé biết sẽ phải mặc áo mưa khi trời mưa hay sẽ cần một cái mũ khi trời quá nắng. Tốt hơn, bạn nên có 1 biểu đồ thời tiết dán trong nhà để bé tăng thêm nhận biết về sự thay đổi thời tiết mỗi ngày.

Khám phá thế giới - Ngoài kia có gì nhỉ hình ảnh 2

Biểu đồ thời tiết cho bé

Cách làm biểu đồ thời tiết:

  • Vẽ, tô màu mặt trời, mây đen, mây trắng và những biểu tượng thời tiết khác như mưa hay tuyết và cắt rời chúng ra.
  • Viết các ngày trong tuần lên biểu đồ thời tiết cơ bản và giúp bé quyết định xem hôm nay nên dán biểu tượng thời tiết nào là hợp lý nhất.
  • Nói cho bé nghe những điều bé có thể làm hôm nay với thời tiết này và giúp bé hiểu thêm về việc thời tiết có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống.



Young, C., 2007, Entertaining and educating babies and todders, Usborne Publisher, England (p.100)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com