Sức khỏe

Nguyên nhân và triệu chứng nhược thị ở trẻ em

Nhược thị là một vấn đề về mắt khá phổ biến ở các bé. Nếu tình trạng nhược thị kéo dài, đặc biệt là khi bé từ 7- 9 tuổi, có thể làm bé mất thị lực vĩnh viễn

Nhược thị (haycòn gọi là“bệnhmắt lười”), là một vấn đề về mắt khá phổ biến (cứ khoảng 100 bé thì có 2 bé bị nhược thị). Tình trạng này xảy ra khi một con mắt của bé bị yếu hay bị tổn thương làm bé chỉ nhìn bằng con mắt còn lại, dần dần con mắt “lười vận động” trở nên yếu đi.

Triệu chứng khi bé bị nhược thị

Khi bé bị nhược thị có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Mắt bị lệch vô trong hay lồi ra ngoài
  • Hai mắt không hoạt động cùng nhau
  • Không có khả năng xác định chính xác chiều sâu của không gian hoặc đối tượng nhìn
  • Thị lực kém ở một mắt.

Nguyên nhân và triệu chứng nhược thị ở trẻ em

Đưa bé đi khám ngay khi bé có triệu chứng nhược thị

Nguyên nhân gây nhược thị ở bé

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị nhược thị như mắt lác, do phẫu thuật hoặc mắt có cấu trúc không bình thường, mắc một số tật khúc xạ hoặc do di truyền,…

– Mắt lác (mắt lé): Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng nhược thị là lác. Lác có nhiều loại như:

  • Mắt lác trong (esotropia) xảy ra khi mắt bị lệch vào trong
  • Mắt lác ngoài (exotropia) xảy ra khi mắt lệch ra ngoài
  • Mắt lác lên (hypertropia) xảy ra khi mắt lệch lên
  • Mắt lác xuống (hypotropia) xảy ra khi mắt lệch xuống.

Khi một con mắt bị lệch thì mắt bình thường hoặc mắt ít bị lệch hơn còn lại sẽ là mắt nhìn chủ đạo. Lúc này, mắt lệch hoặc mắt yếu hơn sẽ không phân tích đúng hình ảnh do đó não sẽ ngăn chặn hoặc bỏ qua tín hiệu của nó, cuối cùng dẫn đến giảm thị lực.

– Do phẫu thuật hoặc cấu trúc mắt không bình thường: Không phải tất cả các bé bị nhược thị đều do mắt bị lác. Trên thực tế, nhiều bé có đôi mắt hoàn toàn không bị lệch nhưng vẫn bị nhược thị. Khi đó nguyên nhân có thể là do bé mắc một vấn đề về giải phẫu hoặc là do một cấu trúc bất thường nào đó của mắt (như một mí mắt xệ hoặc đục thủy tinh) làm cản trở hoặc ngăn chặn tầm nhìn.

– Bé mắc một số tật khúc xạ: Nhược thị xảy ra có thể là do bé mắc một số tật khúc xạ như viễn thị, cận thị hoặc loạn thị. Những vấn đề về khúc xạ làm cho tầm nhìn bị mờ, những hình ảnh mờ được gửi tới não, qua thời gian, bộ não bắt đầu bỏ qua hoặc loại bỏ những hình ảnh không rõ ràng, dẫn đến giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt. Một nguyên nhân khác của nhược thị có thể là do sức nhìn khác nhau của 2 mắt, một tình trạng gọi là tật chiết quang mắt không đều (anisometropia) xảy ra khi một mắt nhìn thấy rõ ràng hơn so với mắt kia, não bộ có thể bỏ qua hoặc ngăn chặn tầm nhìn của mắt bị mờ.

– Di truyền: Di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhược thị. Nhược thị có xu hướng xuất hiện trong gia đình có tiền sử bị bệnh và cũng phổ biến hơn ở trẻ sinh non hoặc chậm phát triển.

Xem thêm: Chẩn đoán và điều trị nhược thị ở trẻ em




  1. Ambyopia. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA
  2. Ambyopia. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/general/eyes/amblyopia.html#>. [Ngày 06 tháng 01 năm 2014]
  3. Ambyopia. Đọc thêm tại:<http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001014.htm>. [Ngày 06 tháng 01 năm 2014]
  4. Amblyopia (Lazy Eye). Đọc thêm tại: <http://www.kellogg.umich.edu/patientcare/conditions/amblyopia.html#symptoms>. [Ngày 06 tháng 01 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com