Nuôi con

Các nguyên tắc an toàn khi để trẻ 12 -18 tuổi ở nhà một mình

Nhiều mẹ thắc mắc: Dù ở tuổi thanh thiếu thiếu niên, liệu trẻ có gặp nguy hiểm khi phải ở nhà một mình? Nhưng mẹ à, khi trẻ ở nhà một mình dù ở độ tuổi nhỏ hay lớn, trẻ cũng có một số vấn đề cần lưu ý khi không có cha mẹ ở nhà cùng. Hãy cùng mekhonghoanhao tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Các nguy cơ sức khỏe có thể có – Không phải tất cả nhưng phòng vẫn hơn!

Khi ở nhà một mình, nhiều trẻ có thể bị ngộ độc, trong đó có một số trẻ cố ý tự tử, cố ý lạm dụng chất để đạt liều cao hoặc thử nghiệm chất cho các mục đích khác. Việc này thực sự rất nguy hiểm, mà đôi khi trẻ không nhận thức được sự nguy hiểm đó.

Để tránh tình trạng này xảy ra với thanh thiếu niên, những trẻ đang trong giai đoạn nổi loạn, khẳng định cá tính riêng của mình, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là kiểm tra các sản phẩm là dược phẩm và các sản phẩm không phải dược phẩm, hoặc những sản phẩm mà trẻ có thể sử dụng để gây hại cho bản thân.

Cha mẹ có thể cất giấu vào một chỗ an toàn, vứt bỏ hoặc để trong một căn phòng khác. Nếu nghi ngờ con có ý định tự tử thì bạn hãy vứt bỏ hết những sản phẩm độc hại trong nhà, kể cả rượu, và đưa con đến nơi có sự hỗ trợ chuyên nghiệp để được giúp đỡ.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ ở nhà một mình thường cảm thấy lo sợ, căng thẳng, cô đơn và buồn chán hơn những trẻ khác; thường nghỉ học nhiều hơn và kết quả học tập thấp hơn. Các trẻ này cũng có khả năng quan hệ tình dục hoặc dùng ma túy nhiều hơn những thanh thiếu niên ít phải sống một mình ở nhà.

Các nguyên tắc an toàn khi trẻ ở nhà một mình

Không phải trẻ nào cũng có ý định lạm dụng các chất, nhưng phòng ngừa vẫn hơn mẹ à

Đó là những nguy cơ sức khỏe mà cha mẹ thường bỏ qua khi để trẻ ở nhà một mình, không có người lớn bên cạnh.

Cha mẹ cần làm gì nếu thường xuyên để trẻ ở nhà một mình?

Nếu cha mẹ thường xuyên vắng nhà và để trẻ ở nhà một mình thì cần xem xét một số yếu tố, ví dụ như: Hàng xóm có là người đáng tin hay không? Những người hàng xóm có thường xuyên ở nhà không? Họ có thể giúp đỡ khi có trường hợp khẩn cấp không?

Và câu hỏi quan trọng nhất là: liệu con của bạn đã sẵn sàng để xử lý trách nhiệm lớn này hay chưa?

Cha mẹ cần biết rằng sự chuẩn bị chẳng bao giờ là thừa cả, hãy tuân thủ những gợi ý dưới đây để giảm thiểu các nguy cơ có thể xảy ra khi trẻ ở nhà một mình nhé:

Giúp con xử lý tình huống: Để giúp thanh thiếu niên an toàn hơn và giảm các nguy cơ sức khỏe có thể có, trước khi cho con ở nhà một mình, cha mẹ phải tập cho con những thói quen và cách xử lý tình huống sau:

  • Biết cách trả lời điện thoại phù hợp. Nhắc nhở con khi có người lạ gọi điện thoại đến, đừng cho họ biết mình đang ở nhà một mình. Nếu có ai đó muốn nói chuyện với bố mẹ hoặc anh chị thì hãy nói bố mẹ, anh chị đang bận và không thể nghe điện thoại đuợc. Một cách để trả lời điện thoại đó là “Mẹ cháu không thể nghe điện thoại bây giờ được ạ, cô có thể cho cháu số điện thoại của cô để mẹ cháu gọi lại sau được không ạ?” Đồng thời nhắc trẻ không tiết lộ thông tin cá nhân của mình qua điện thoại. Nếu ai đó gọi để làm khảo sát hoặc bán hàng, nói với họ rằng mình không thể trả lời những câu hỏi này.
  • Biết nơi để tìm sự giúp đỡ và các cách đối phó nếu bị thương nhẹ, chảy máu cam, bị bỏng… Đó là những nguy cơ sức khỏe thường gặp và trẻ có thể tự mình đối phó nếu như trẻ được hướng dẫn cách xử lý.

Các nguyên tắc an toàn khi trẻ ở nhà một mình hình ảnh 2

Hướng dẫn trẻ cách xử lý vết thương nhẹ hoặc cách thức tìm kiếm sự giúp đỡ
  • Khóa các cửa chính và cửa sổ, để đề phòng ai đó vô nhà mà không được phép.
  • Vào ban đêm, bật điện ở trước và sau nhà để người khác nhận ra là có người ở trong nhà.
  • Nếu gia đình bạn đang sống ở một chung cư thì nhắc trẻ không nói chuyện với những người không quen biết.
  • Nếu có ai đó gõ cửa, nhìn qua lỗ nhỏ ở cửa hoặc nhìn ra bên ngoài để biết đó là ai.  Nếu trẻ thấy không thoải mái thì không cần phải trả lời, nhưng nếu trẻ phải trả lời thì không cho người ta biết trẻ ở nhà một mình.
  • Không để cho người lạ vào nhà, dù cho họ có nói rằng mình ở công ty điện thoại, công ty nước… Nhắc con báo cho cha mẹ khi gặp những chuyện như vậy.
  • Biết nên làm gì và nên gọi ai trong các trường hợp khẩn cấp như là có cháy hoặc bị bệnh nặng, người lạ vào nhà,… Dạy cho trẻ cách phản ứng với từng trường hợp như trên. Dán các số điện thoại khẩn cấp ở nơi dễ thấy như là tủ lạnh và những nơi khác trong nhà, cũng như đảm bảo rằng trẻ biết ít nhất 2 cửa thoát hiểm của ngôi nhà.
  • Biết cách ngắt cầu dao điện hoặc thay cầu chì.
  • Biết chỗ ngắt van nước ở nhà vệ sinh hoặc bồn rửa bát, cũng như ngắt van nước chính khi ống nước bị rò rỉ hoặc nhà vệ sinh bị tràn.
  • Biết cách dập tắt lửa nấu ăn. Chuẩn bị sẵn baking soda, bột mì hay bình cứu hỏa trong bếp. Cần cho trẻ biết không được đổ nước vào lửa có dầu mỡ.
  • Biết cách gọi cho cha mẹ trong trường hợp khẩn cấp.
  • Biết tên của bác sĩ, bệnh viện và các loại bảo hiểm gia đình đã mua.

Các nguyên tắc an toàn khi trẻ ở nhà một mình hình ảnh 3

Giúp trẻ biết cách xử lý tình huống khi trẻ ở nhà một mình

Quyết định những luật lệ trong nhà và trách nhiệm của con nếu không có cha mẹ ở nhà: Để tránh nhầm lẫn, bạn nên viết những điều này ra giấy. Đồng thời, bạn cũng cho con biết rằng những luật lệ đó là không thay đổi được. Một số câu hỏi mà bạn có thể nghĩ đến:

  • Trẻ có được phép cho bạn của trẻ ngủ lại nhà không? Bao nhiêu người bạn? Chỉ cho phép bạn cùng giới hay sao?
  • Trong trường hợp nào trẻ có thể ra ngoài và mở cửa? Hoặc là trẻ không bao giờ được mở cửa khi không có cha mẹ ở nhà?
  • Trẻ không được tham gia hoạt động nào? Ví dụ, trẻ không được xem kênh truyền hình nào?
  • Cố gắng liên lạc với con vào buổi trưa nếu trẻ ở nhà một mình, thậm chí bạn nói chuyện chút xíu để tìm hiểu hôm nay con đã đi đâu. Trẻ cần biết cách liên lạc với bạn hoặc những người thân khác qua điện thoại, fax, email…
  • Nếu bạn thường ra ngoài vào buổi tối, hãy cho con biết lịch trình của mình, bao gồm thời gian bạn sẽ về nhà.
  • Nếu bạn về nhà trễ thì hãy báo với con, vì chúng sẽ rất lo cho bạn.

Những nguy cơ sức khỏe ở thanh thiếu niên có thể được kiểm soát tốt nếu cha mẹ thực hiện tốt những gợi ý trên.




  1. Safety and Security Tips with Kids. Đọc thêm tại:  <http://www.lifeshield.com/lifestyle-home-security/safety-children-teenagers/ >. [Ngày 25 tháng 8 năm 2015].
  2. Safety Tips for Teenagers. Đọc thêm tại: <http://www.stlouiscac.org/Safety%20Tips/teeninfo.html>. [Ngày 25 tháng 8 năm 2015].
  3. Donald E. Greydanus, MD, FAAP và Philip Bashe (2003). Caring for Your Teenager. Bantam Books. Trang 325 – 330.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com