Nuôi con

Bí kíp giúp trẻ giao tiếp tốt hơn, cha mẹ nên biết!

Chủ đề giúp trẻ giao tiếp tốt hơn: Có nhiều nguyên nhân khiến các kỹ năng giao tiếp xã hội của trẻ em kém phát triển. Cha mẹ có thể giúp trẻ giao tiếp tốt bằng cách đi tìm và khắc phục những nguyên nhân này. Vì nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ sau này.

Nếu nhận thấy kỹ năng giao tiếp của trẻ nhà mình kém và tình trạng này ngày càng tồi tệ, cha mẹ có thể giúp trẻ giao tiếp tốt hơn bằng cách tìm đến bác sĩ nhi khoa hoặc các chuyên gia tâm lý để nhận được những lời khuyên hữu ích, tránh ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ sau này.

Các cách giúp trẻ giao tiếp tốt hơn P1

Để giúp trẻ giao tiếp tốt hơn, mẹ có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn.

Thực trạng trẻ bị cô lập khi đi học!

Anh Hùng nhận thấy mỗi lần chở Bum đi học, con đều mang tâm trạng buồn bã trong khi bài vở của con vẫn đạt điểm khá cao. Do đó, anh đoán nguyên nhân có thể là từ chuyện khác liên quan đến chúng bạn hoặc thầy cô giáo.

Hôm nọ, anh Hùng tham gia họp phụ huynh cho Bum và biết lớp của con đang dự định tổ chức đi dã ngoại, tuy nhiên, anh hơi bất ngờ khi thấy con trai lần chần mãi vẫn không đồng ý tham gia. Sau một hồi gặng hỏi, cuối cùng anh mới vỡ lẽ ra là Bun rất muốn tham gia nhưng chẳng có người bạn nào trong lớp muốn chơi cùng con.

Anh hơi trách mình vô tâm vì mặc dù biết tính con hơi nhút nhát trước đám đông nhưng vẫn không hướng dẫn, giúp đỡ con sớm, để tới khi đến trường con cũng bị hạn chế trong việc kết bạn.

Nếu bị cô lập, trẻ có bị ảnh hưởng tâm lý?

Khi gặp phải trường hợp như con anh Hùng, phần lớn cha mẹ cảm thấy bối rối không biết phải giúp con làm cách nào để hòa đồng với bạn bè và được người khác chấp nhận.

Theo các các chuyên gia tâm lý, bạn bè có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, sự chấp nhận của bạn bè có thể là một trong những trải nghiệm hài lòng nhất dành cho trẻ.

Ngược lại, sự từ chối hoặc chế nhạo của bạn bè có thể làm giảm mạnh lòng tự trọng và cảm giác an toàn của con. Lúc này, trẻ trở nên dễ nhạy cảm và rất cần sự cảm thông từ cha mẹ.

Do đó, cha mẹ hãy an ủi và giúp trẻ xác định đâu là nguyên nhân khiến mình bị bạn bè cho ra rìa như vậy. Tìm và khắc phục được nguyên nhân sẽ là cách tốt nhất giúp trẻ vượt qua những khó khăn này. Và nếu nguyên nhân đến từ cách giao tiếp của trẻ, cha mẹ nên giúp trẻ giao tiếp tốt hơn và động viên con rằng những kỹ năng giao tiếp xã hội có thể được trau dồi bằng cách học hỏi.

Để giải quyết những khó khăn về các kỹ năng xã hội của con, cha mẹ có thể xem xét cho trẻ tham gia các chương trình đào tạo kỹ năng xã hội chính thức với sự chỉ dạy của các nhà tâm lý học và bác sĩ nhi khoa về hành vi.

Thế giúp trẻ giao tiếp tốt bằng cách nào?

Ai chẳng muốn giúp trẻ giao tiếp tốt và tự tin hơn nhưng không phải muốn là được. Nhưng nếu chẳng may trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp thì hãy bình tĩnh và xử lý vấn đề, vì kỹ năng giao tiếp xã hội không thể phát triển ngay được mà cần phải trau dồi từ từ, quan sát và tập luyện thường xuyên thì mới trở thành bản năng được.

Dưới đây là một số gợi ý giúp trẻ giao tiếp tốt và tự tin hơn, cha mẹ có thể tham khảo:

Dạy cho trẻ suy nghĩ về những hành động và hậu quả của nó. Cha mẹ có thể giúp trẻ nhận ra sự thay đổi từ hành vi của mình, chẳng hạn như nếu trẻ sẵn sàng chia sẻ đồ chơi hoặc trò chơi của mình với bạn gần nhà thì dần dần người bạn đó sẽ cùng chơi hoặc trở thành người bạn của trẻ.

Điều này sẽ giúp trẻ nhìn nhận kết quả của hành động chia sẻ đó theo hướng tích cực, đây là một bước quan trọng giúp trẻ nhận thức được chia sẻ là cách tạo dựng mối quan hệ.

Giúp trẻ xác định những hành vi nên cư xử trong một số trường hợp. Chẳng hạn, nếu trẻ cố gắng giải quyết xung đột bằng cách đánh nhau với bạn khác, cha mẹ nên nói với trẻ về hậu quả của việc đánh nhau và cư xử như vậy hoàn toàn không được chấp nhận. Thay vì đánh nhau, trẻ có thể bỏ đi hoặc dừng lại trước khi xung đột bắt đầu lên cao trào.

Đưa ra những vấn đề cụ thể liên quan đến hoàn cảnh mà trẻ có thể phải đối mặt trong tương lai và cách giải quyết. Việc này sẽ giúp trẻ lường trước những tình huống có thể xảy ra, thảo luận hoặc thậm chí thực hành để xem phản ứng của trẻ như thế nào.

Song song với đó, để giúp con giao tiếp tốt hơn cha mẹ nên nhắc nhở trẻ rằng, mọi thứ không cần thiết phải làm theo kế hoạch, tuy nhiên trẻ cần phải linh hoạt và thích ứng với những tình huống bất ngờ. Cha mẹ có thể đưa ra một tình huống giả dụ như cho con đi cắm trại mà bạn bè không muốn chơi chung thì con sẽ giải quyết như thế nào.

Khi con đưa ra các tình huống xử lý, cha mẹ hãy giúp con phân tích đúng sai và lựa chọn phương án nào là tốt nhất nhé.

Các cách giúp trẻ giao tiếp tốt hơn P2

Giúp trẻ giao tiếp tốt bằng cách thảo luận những tình huống cụ thể mà trẻ có thể gặp.

Kỹ năng giao tiếp phải được trau dồi bằng cách thực hành. Nếu muốn giúp trẻ giao tiếp tốt, cha mẹ cần giúp trẻ hiểu rằng kỹ năng giao tiếp xã hội không thể phát triển ngay được mà cần phải trau dồi bằng cách thông qua các bài thực hành, quan sát, thảo luận và cần phải thực hành nhiều hơn cho đến khi những kỹ năng đó trở thành bản năng. Trẻ có thể thực hành bằng cách nhập vai vào một tình huống mà bạn tham gia cùng.

Khuyến khích trẻ dẫn bạn cùng chơi hoặc bạn cùng lớp về nhà, khi đó cha mẹ có thể quan sát sự tương tác, ứng xử của các con và giúp trẻ giao tiếp tốt với các bạn hơn. Qua đó, cha mẹ hãy dạy cho trẻ hiểu rằng: “Để có một người bạn, con phải là một người bạn thật sự” và cơ hội tốt nhất để xây dựng tình bạn là thực hiện tại nhà.

Nếu trẻ đồng ý rằng cha mẹ có thể quan sát trẻ và bạn bè chơi đùa – để giúp trẻ trở thành một người bạn thật sự, đó sẽ là cơ hội tốt để cha mẹ dạy trẻ đấy.

Để trẻ tự quan sát những người bạn có kỹ năng giao tiếp xã hội tốt, rồi sau đó cha mẹ hãy cùng trẻ thảo luận về những gì trẻ đã quan sát và học hỏi được từ người bạn ấy nhé.

Giúp trẻ tạo cơ hội để làm nổi bật những điểm mạnh và khả năng của mình, nói với trẻ rằng cha mẹ tự hào về trẻ và điều đó sẽ giúp trẻ vượt qua các khó khăn trong xã hội mà trẻ có thể đối mặt. Cha mẹ cũng có thể chia sẻ với trẻ rằng, ai cũng có điểm yếu mà mọi người cần phải học hỏi lẫn nhau để trưởng thành và phát triển hơn.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Edward L. Schor, MD, FAAP,  2004, Caring for Your School-Age Child Ages 5 to 12, 3th edn, American Academy of Pediatrics, USA. [Ngày 19 tháng 1 năm 2015].
  2. How To Support Your Child’s Communication Skill. Tham khảo tại: <https://www.zerotothree.org/resources/302-how-to-support-your-child-s-communication-skills>. [Ngày 19 tháng 1 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com