Sức khỏe

Bé bị rối loạn nhịp tim, chẩn đoán bằng cách nào?

Để chẩn đoán rối loạn nhịp tim ở trẻ em, bác sĩ sẽ hỏi cha mẹ về những triệu chứng và tiền sử bệnh lý của trẻ, chẳng hạn như trẻ mắc bệnh tim hoặc gặp vấn đề về tuyến giáp,… Và để chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm bổ sung như: điện tâm đồ, siêu âm tim, kiểm tra áp lực, phương pháp bàn nghiêng, kiểm tra và lập bản đồ điện sinh lý.

Để chẩn đoán xem bé yêu có bị rối loạn nhịp tim hay không, trong lúc thăm khám, bác sĩ có thể:

  • Nghe nhịp điệu và tốc độ của nhịp tim bé
  • Lắng nghe tiếng thổi tim (tiếng bất thường phát ra trong lúc tim đập)
  • Kiểm tra mạch để xem tim đập nhanh như thế nào
  • Kiểm tra có sưng ở chân hoặc bàn chân của bé không (vì đây có thể là một dấu hiệu của suy tim hoặc tim to)
  • Tìm dấu hiệu của các bệnh khác nếu có (như bệnh tuyến giáp, vì nó có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp tim).

Ngoài ra, nhiều bé không có bất kỳ triệu chứng gì khi bị rối loạn nhịp tim, nhưng nếu có, để chẩn đoán chính xác hơn bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm bổ sung như:

  • Điện tâm đồ (ECG): Khi làm xét nghiệm này bé không cần chuẩn bị gì trước đâu vì phương pháp này hoàn toàn vô hại và không gây đau cho bé. Để ghi lại những hoạt động điện của tim, bác sĩ sẽ đặt các điện cực lên ngực, các cổ tay và cổ chân của bé, các điện cực này sẽ đánh giá nhịp tim, chẩn đoán cơn nhồi máu cơ tim hoặc sự tăng thể tích của buồng tim, từ đó xác định xem bé yêu có bị rối loạn nhịp tim hay không.

Be bi roi loan nhip tim chan doan bang cach nao hinh anh

Chẩn đoán rối loạn nhịp tim ở trẻ bằng xét nghiệm điện tâm đồ

Tuy nhiên, đôi khi nhịp tim đập bất thường của bé có thể xảy ra vào những thời điểm không thể đoán trước (thường vào lúc ECG không được thực hiện). Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cho bé mang theo một máy ghi điện tim di động nhỏ để liên tục ghi lại nhịp tim của bé trong khoảng thời gian từ một đến hai ngày. Trong thời gian này, gia đình sẽ được yêu cầu theo dõi và ghi lại các hoạt động và triệu chứng của bé. So sánh ECG với các quan sát ghi lại được sẽ giúp cho việc chẩn đoán được chính xác hơn.

  • Kiểm tra áp lực: Đôi khi rối loạn nhịp tim chỉ xảy ra trong thời gian tập thể dục. Với các trường hợp này, bác sĩ có thể cho bé đi xe đạp tại chỗ hoặc chạy trên máy chạy bộ và ghi lại nhịp tim của bé đấy mẹ ạ.
  • Siêu âm tim: Với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đặt một thiết bị cầm tay (bộ chuyển đổi) trên ngực bé, sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của cấu trúc tim, kích thước và chuyển động.
  • Phương pháp bàn nghiêng: Bác sĩ có thể khuyên mẹ nên cho bé kiểm tra các cơn ngất và choáng váng. Nhịp tim và huyết áp sẽ được theo dõi khi bé nằm duỗi thẳng trên bàn, sau đó bàn sẽ dựng thẳng đứng lên giống như khi bé đang đứng. Từ đó, bác sĩ sẽ quan sát tim và hệ thần kinh điều khiển đáp ứng với sự thay đổi góc độ như thế nào.
  • Kiểm tra và lập bản đồ điện sinh lý: Trong thử nghiệm này, bác sĩ sẽ sử dụng một ống mềm dẻo (ống thông) có gắn các điện cực được luồn qua mạch máu đến một loạt các điểm trong tim. Khi đặt đúng chỗ, các điện cực sẽ lập bản đồ lan tỏa của các xung điện thông qua tim. Ngoài ra, bác sĩ tim mạch có thể sử dụng các điện cực để kích thích tim đập ở mức có thể gây ra (hoặc ngăn chặn) chứng loạn nhịp tim. Điều này cho phép bác sĩ xem vị trí của chứng loạn nhịp tim và nguyên nhân gây ra nó.

Xem thêm: Rối loạn nhịp tim ở trẻ em



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
  2. How Are Arrhythmias Diagnosed?. Đọc thêm tại: <http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/arr/diagnosis.html >. [Ngày 18 tháng 11 năm 2014]
  3. Arrhythmias. Đọc thêm tại: <http://kidshealth.org/parent/medical/heart/arrhythmias.html> . [Ngày 19 tháng 11 năm 2014].
  4. 10 món ăn tốt cho tim. Đọc thêm tại: <http://trungtamtimmachhue.org.vn/c138/s138-52/10-mon-an-tot-cho-tim.html>. [Ngày 19 tháng 11 năm 2014].
  5. Rối loạn nhịp – Nguyên nhân và cách phòng tránh. Đọc thêm tại: <http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20060510/roi-loan-nhip-tim-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh/136912.html>. [Ngày 19 tháng 11 năm 2014].
  6. Phẫu thuật Maze. Đọc thêm tại: <https://www.singhealth.com.sg/PatientCare/Overseas-Referral/vt/Conditions/Pages/Maze-Surgery.aspx>. [Ngày 1 tháng 11 năm 2014]
  7. Heart Arrhythmiass. Đọc thêm tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-arrhythmia/basics/complications/con-20027707>. [Ngày 1 tháng 11 năm 2014].
  8. Điều trị rối loạn nhịp. Đọc thêm tại: <https://www.singhealth.com.sg/PatientCare/Overseas-Referral/vt/Procedures/Pages/Arrhythmia-Treatment.aspx> . [Ngày 1 tháng 11 năm 2014].
  9. Sốc điện. Đọc thêm tại: <http://ykhoaviet.vn/home/1769/soc-dien.htm>. [Ngày 1 tháng 11 năm 2014]
  10. Rối loạn nhịp tim. Đọc thêm tại: <http://www.dieutri.vn/timmach/25-4-2011/S35/Roi-loan-nhip-tim.htm>. [Ngày 5 tháng 12 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com