Sức khỏe

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm nắp thanh quản ở trẻ em

Viêm nắp thanh quản là tình trạng nắp thanh quản bị viêm do nhiễm khuẩn, thường xảy ra ở các bé từ 2 – 6 tuổi. Tình trạng này có khả năng đe dọa tính mạng bé yêu đấy vì khi viêm, nắp thanh quản bị sưng có thể chặn khí quản và khiến bé khó thở.

Nguyen nhan va trieu chung cua benh vien nap thanh quan o tre em hinh anh 1

Viêm nắp thanh quản

Các triệu chứng viêm nắp thanh quản

Khi mắc bệnh viêm nắp thanh quản, biểu hiện đầu tiên của bé là sốt cao trên 101oF (38,3oC). Sau đó, bé sẽ tiếp tục có các triệu chứng như:

  • Cổ họng đau rát
  • Hơi thở kèm theo âm thanh khàn khàn và thô ráp, gọi là thở rít
  • Bị khàn tiếng
  • Da xanh tái
  • Bé gặp khó khăn khi nuốt, chảy nước dãi
  • Bé không muốn nằm và cảm thấy thoải mái nhất khi ngồi và nghiêng về phía trước.

Nếu bé có những triệu chứng như đau họng bất thường, chảy nước dãi và khó thở mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức vì viêm nắp thanh quản tiến triển rất nhanh và có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng. Mẹ đừng cố gắng đè lưỡi bé xuống để kiểm tra cổ họng của bé nhé, cũng không nên cho bé nằm, vì những việc này có thể làm cho tình trạng của bé tồi tệ hơn đấy. Ngoài ra, mẹ hãy tránh cho bé ăn hay uống nước khi bé bị viêm nắp thanh quản vì bé có thể bị nôn mửa.

Nguyen nhan va trieu chung cua benh vien nap thanh quan o tre em hinh anh 2

Nếu bé có những triệu chứng trên, hãy tránh cho bé ăn hay uống nước để tránh tình trạng nôn mửa

Viêm nắp thanh quản có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Suy hô hấp: Nắp thanh quản bị sưng (nhiễm trùng hoặc chấn thương) có thể dẫn đến suy hô hấp. Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng do mức độ oxy trong máu xuống mức nguy hiểm hoặc mức độ carbon dioxide trở nên quá cao.
  • Đôi khi các vi khuẩn gây viêm nắp thanh quản cũng có thể gây nhiễm trùng ở những nơi khác trong cơ thể và khiến bé bị viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu.

Nguyên nhân phổ biến gây viêm nắp thanh quản

Nguyên nhân phổ biến gây viêm nắp thanh quản là do vi khuẩn Haemophilus influenzae nhóm B. Vi khuẩn này lây lan qua những hạt nước li ti bắn ra từ người bệnh khi bị ho hay hắt hơi. Đôi khi chúng ẩn náu trong mũi và họng mà không biểu hiện thành bệnh, nhưng bé vẫn có khả năng lây vi khuẩn cho người khác.

Các vi khuẩn khác cũng có thể gây viêm nắp thanh quản, bao gồm:

  • Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn): loại vi khuẩn này có thể gây viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai và nhiễm trùng máu.
  • Streptococcus (liên cầu khuẩn) A, B và C: nhóm các vi khuẩn này cũng có thể gây ra các bệnh khác nhau, từ viêm họng đến nhiễm trùng máu.

Các bé trai thường có nguy cơ bị viêm nắp thanh quản nhiều hơn bé gái. Ngoài ra, khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu hoặc khi bé không tiêm chủng đầy đủ cũng làm tăng nguy cơ viêm nắp thanh quản.

Xem thêm: Chẩn đoán và điều trị viêm nắp thanh quản ở trẻ em




  1. Epiglottitis. Đọc thêm  tại: <http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/epiglottitis/basics/causes/con-20027854>. [Ngày 15 tháng 12 năm 2014]
  2. Epiglottitis. Đọc thêm tại: <http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000605.htm>. [Ngày 15 tháng 12 năm 2014]
  3. Epiglottitis. Đọc thêm tại: <http://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P02944>. [Ngày 15 tháng 12 năm 2014]
  4. Epiglottitis. Shelov, SP & Altmann TR, (eds) 2009, Caring for your baby and young child Birth to Age 5, 5th edn, Bantam books, USA.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com