Chăm sóc bà bầu

Bị hen suyễn khi mang thai – Nguy cơ tăng dị tật thai nhi

Bị hen suyễn khi mang thai có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và sức khỏe của mẹ. Nếu không được kiểm soát tốt, hen suyễn có thể khiến mẹ tăng huyết áp khi mang thai hoặc có nguy cơ bị tiền sản giật.

Nếu mẹ bị bệnh hen suyễn từ khi còn nhỏ và bây giờ bắt đầu mang thai, chắc hẳn mẹ đang rất lo lắng không biết căn bệnh mãn tính này có gây ảnh hưởng tới thai nhi không? Và việc uống thuốc điều trị bệnh hen suyễn liệu có gây hại cho em bé trong bụng? Hoặc nếu mẹ chưa bao giờ bị hen suyễn trước khi có thai, mẹ phải làm gì khi phát hiện ra mình bị hen suyễn trong thai kỳ?

Có rất nhiều câu hỏi mà những mẹ bị hen suyễn khi mang thai muốn được giải đáp. Hãy cùng các chuyên gia y tế tìm hiểu về căn bệnh hen suyễn và những ảnh hưởng của căn bệnh này tới thai nhi các mẹ nhé!

Thận trọng với bệnh hen suyễn khi mang thai

Nếu mẹ chưa bao giờ bị hen suyễn, sẽ rất khó để mẹ nhận biết rằng các triệu chứng khó thở hay thở khò khè trong quá trình mang thai là dấu hiệu của suyễn. Không chỉ vậy, nếu mẹ đã từng bị hen suyễn và chỉ có triệu chứng nhẹ trong thai kỳ, có khi mẹ còn chủ quan không để ý đến chúng. Tuy nhiên, hen suyễn có thể ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi nên mẹ cần theo dõi cẩn thận.

Bị hen suyễn khi mang thai

Bị hen suyễn khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé nên mẹ cần thận trọng

Trước tiên, cần phải khẳng định rằng, nếu mẹ bị hen suyễn khi mang thai, chắc chắn căn bệnh sẽ mang lại một số điều đáng lo ngại cho thai kỳ. Trong quá trình mang thai, hen suyễn không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn làm giảm đi lượng oxy mà thai nhi nhận từ mẹ, và dẫn đến dị tật thai. Do vậy, mẹ cần kiểm soát thật tốt tình trạng bệnh lý của mình.

>> Mách mẹ cách kiểm soát tốt bệnh hen suyễn khi mang thai

Thai kỳ có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của mẹ?

Có đấy mẹ, tình trạng suyễn của mẹ càng nặng thì rủi ro nguy hiểm khi mang thai sẽ càng cao hơn.

Mặt khác, tùy thuộc vào thể trạng của mẹ, thai kỳ cũng có những ảnh hưởng nhất định tới bệnh hen suyễn của mẹ. Khoảng một phần ba các thai phụ mắc bệnh suyễn sẽ cải thiện tình trạng bệnh khi mang thai, một phần ba số thai phụ khác thì có tình trạng bệnh không thay đổi so với trước khi có thai, còn một phần ba còn lại (thường là những thai phụ mắc suyễn nặng nhất), tình trạng bệnh sẽ xấu đi.

Nếu mẹ từng mang thai, mẹ sẽ thấy những ảnh hưởng của căn bệnh suyễn tới lần mang thai này của mẹ khá giống với những lần mang thai trước.

Nếu không kiểm soát hen suyễn tốt sẽ ảnh hưởng đến thai nhi

Nếu không được kiểm soát tốt, hen suyễn có thể khiến mẹ tăng huyết áp khi mang thai hoặc có nguy cơ bị tiền sản giật (gây ra huyết áp cao và có thể ảnh hưởng tới nhau thai, thận, gan và não).

Ngoài ra, hen suyễn có thể ảnh hưởng tới thai nhi như:

  • Tăng trưởng chậm một cách bất thường trong tử cung. Khi sinh ra, em bé sẽ nhỏ con.
  • Sinh non (thường là trước tuần thứ 37 của thai kỳ).
  • Sinh ra nhẹ cân.
  • Thai chết lưu trong bụng mẹ hoặc chết sau khi sinh.

Tuy vậy, những nguy cơ từ bệnh hen suyễn có thể tránh được nếu mẹ đang được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ sản khoa, nội khoa và bác sĩ suyễn. Các bác sĩ sẽ biết cách để giúp mẹ có cơ hội để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Heidi Murkoff & Sharon Mazel, 2008, What to expect when you’re expecting, 4th edn, Workman Publishing, USA.
  2. Asthma During Pregnancy. Tham khảo tại: <http://www.webmd.com/asthma/tc/asthma-during-pregnancy-topic-overview>. [Ngày 05 tháng 03 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com