Sức khỏe

Điều trị rối loạn Tic ở trẻ em có quá khó?

Điều trị rối loạn Tic ở trẻ em có quá khó? Điều trị rối loạn Tic (một rối loạn hành vi) ở trẻ có thể được thực hiện với nhiều phương pháp, như điều trị rối loạn Tic bằng thuốc, liệu pháp hành vi hoặc nhận thức – hành vi, phẫu thuật, dinh dưỡng.

1. Những lưu ý khi điều trị rối loạn Tic ở trẻ em

Để điều trị rối loạn Tic ở trẻ em, phụ huynh cần có sự phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia cũng như giáo viên nhà trường để việc điều trị được hiệu quả, bao gồm:

  • Giáo dục cho trẻ và gia đình về các giai đoạn của rối loạn để trấn an tinh thần
  • Hoàn tất các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết như bảng tự báo cáo (do trẻ và cha mẹ làm), các đánh giá được cung cấp bởi nhà lâm sàng, và các phương pháp quan sát trực tiếp
  • Lượng giá toàn diện trên các lĩnh vực: Khả năng nhận thức, nhìn nhận, các kĩ năng – hành vi vận động và hoạt động thích ứng của trẻ
  • Phối hợp với nhà trường tạo ra môi trường học tập thuận lợi giúp trẻ đạt được thành tích tốt
  • Liệu pháp tâm lý: Thường sử dụng nhất là kỹ thuật hành vi hoặc nhận thức – hành vi, dù các phương pháp khác cũng có thể hiệu quả
  • Nếu cần, đánh giá thêm việc sử dụng thuốc điều trị

Việc điều trị rối loạn Tic hiện nay sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng trẻ, vì vậy, cha mẹcó thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để cho con tham gia các chương trình, tổ chức giáo dục đặc biệt; bạn cũng có thể giải thích cho các phụ huynh khác về rối loạn Tic cùng các triệu chứng Tic; xử lý khi tác dụng phụ của thuốc xảy ra; và kiểm soát những cơn giận dữ hay những triệu chứng khác mà có đi kèm với rối loạn Tic của con.

2. Các phương pháp điều trị rối loạn Tic ở trẻ em

Điều trị rối loạn Tic ở trẻ em bằng thuốc:

Cha mẹ cần biết rằng: KHÔNG CÓ THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIC, và tất cả thuốc sử dụng cho rối loạn này đều có vai trò kiểm soát các triệu chứng. Do vậy, hầu hết các trường hợp trẻ mắc rối loạn Tic nhẹ bác sĩ thường rất hạn chế kê toa thuốc; Tiến hành điều trị rối loạn Tic ở các trường hợp vừa và nặng bằng thuốc ít tác dụng phụ; Và chỉ khi cần thiết mới kê đơn thuốc mạnh.

Với trẻ được cấy trùng cổ họng hoặc có xét nghiệm máu dương tính nhiễm GABHS thì sẽ được điều trị tích cực với thuốc kháng sinh, nhất là Penicillin V.

Điều trị rối loạn Tíc ở trẻ em bằng liệu pháp hành vi và nhận thức hành vi:

Kỹ thuật thực hành hành vi tiêu cực: Trong kỹ thuật điều trị hành vi này, trẻ sẽ được yêu cầu thực hiện Tic một cách cố ý trong các khoảng thời gian riêng biệt xen kẽ với những giai đoạn nghỉ ngơi.

Tự giám sát: Trong kỹ thuật huấn luyện nhận thức này, trẻ sẽ giữ một cuốn sổ tay nhỏ để ghi nhận các triệu chứng Tic. Kỹ thuật này được cho là làm giảm tần suất các cơn Tic bằng cách gia tăng nhận thức của trẻ về chúng.

Quản lý dự phòng: Cách tiếp cận này đem lại hiệu quả tốt nhất khi thực hiện ở nhà và do phụ huynh tiến hành thực hiện. Trẻ sẽ được khen thưởng vì đã không thực hiện hành vi Tic và thay thế chúng bằng những hành vi khác được chấp nhận hơn.

Điều trị rối loạn Tic ở trẻ em có quá khó?

Điều trị rối loạn Tic với liệu pháp hành vi hoặc liệu pháp nhận thức hành vi

Điều trị rối loạn Tic ở trẻ em bằng phương pháp phẫu thuật:

Rất ít bác sĩ áp dụng phương pháp phẫu thuật trong điều trị các rối loạn Tic, và chỉ áp dụng phương pháp này khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả và rối loạn Tic gây trở ngại đáng kể đến cuộc sống của trẻ.

Tuy nhiên có một số trẻ mắc hội chứng Tourette (dạng rối loạn Tic nghiêm trọng nhất) đã được điều trị thành công với phương pháp phẫu thuật tiếp xúc (stereotacTic) liên quan đến sự kích thích với tần số cao ở vùng đồi thị trong não. Kỹ thuật này cho phép các bác sĩ loại bỏ đi các mô hoặc điều trị những khu vực tổn thương thông qua những vết mổ nhỏ hơn bình thường.

Điều trị rối loạn Tic ở trẻ bằng các phương pháp điều trị thay thế:

Bên cạnh các phương pháp điều trị rối loạn Tic trên, một nhóm các bác sĩ Trung Quốc đã báo cáo về việc điều trị thành công những bệnh nhân mắc hội chứng Tourette bằng phương pháp châm cứu.

Tuy nhiên, một nhóm nhà nghiên cứu y học cổ truyền ở Bali lại phát hiện kỹ thuật này không thật sự hiệu quả để điều trị rối loạn Tic. Và một nhóm khác tại John Hopkins đã báo cáo rằng liệu pháp thư giãn không đem đến những hiệu quả đáng kể theo thống kê trong việc điều trị trẻ mắc chứng Tourette.

Ngoài ra, còn một số bằng chứng cho thấy tác dụng kích thích từ bạch quả, nhân sâm, và một số thảo dược khác có thể làm cho các triệu chứng Tic ở trẻ nhỏ và vị thành niên trở nên nghiêm trọng hơn.

Điều trị rối loạn Tic bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lý:

Một số chuyên gia dinh dưỡng đã tìm ra mối quan hệ khá mật thiết giữa đường và các chất màu thực phẩm với rối loạn Tic và việc tiêu thụ nhiều các chất này sẽ làm các triệu chứng Tic nghiêm trọng hơn.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Kansas đã tìm ra mối quan hệ giữa việc tiêu thụ caffeine (có trong đồ uống coca, và một số loại nước ngọt, trà, cà phê) ảnh hưởng khá nghiêm trọng với bệnh lý rối loạn Tic ở trẻ, tuy nhiên mẫu được chọn cho nghiên cứu này khá nhỏ.

Nhưng dù mẫu được thử nghiệm lớn hay nhỏ, nhiều hay ít thì tốt nhất cha mẹ nên hạn chế tối đa những thực phẩm này để tránh làm tình trạng bệnh lý của trẻ nghiêm trọng hơn vì dù sao phòng bệnh cũng hơn chữa bệnh mà.

3. Phòng ngừa rối loạn Tic ở trẻ em bằng cách nào?

Ngừa rối loạn Tic ở trẻ từ khi mang thai: Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu người mẹ luôn căng thẳng trong suốt thai kỳ, hoặc buồn nôn, trầm cảm trong suốt 3 tháng đầu tiên sẽ có khả năng con sinh ra bị rối loạn Tic. Cố gắng giảm thiểu những căng thẳng trước và trong khi sinh có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc rối loạn Tic ở trẻ.

Điều trị rối loạn Tic ở trẻ em có quá khó hình ảnh 2

Sự căng thẳng của người mẹ trong suốt thời kì mang thai có ảnh hưởng đến rối loạn Tic của con

Ngừa rối loạn Tic ở trẻ sau khi sinh:  Vì trẻ mắc rối loạn Tic rất nhạy cảm với tình trạng căng thẳng, nên việc nỗ lực để duy trì môi trường ít căng thẳng có thể giúp trẻ giảm thiểu số lượng hoặc mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng Tic.




1. Tic Disorders. Đọc thêm tại: <http://www.minddisorders.com/Py-Z/Tic-disorders.html>. [Ngày 19 tháng 9 năm 2015].
2. Tics. Đọc thêm tại: <http://www.healthofchildren.com/T/Tics.html>. [Ngày 19 tháng 9 năm 2015].
3. Tics. Đọc thêm tại: <http://www.nhs.uk/Conditions/Tics/Pages/Introduction.aspx>. [Ngày 19 tháng 9 năm 2015].

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com