Nuôi con

Điều chỉnh hành vi của trẻ bằng hệ thống ABC

Để điều chỉnh hành vi của trẻ từ hành vi không tốt sang hành vi tốt là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với hệ thống hỗ trợ hành vi ABC và một số phương pháp cải tiến hành vi đơn giản, dễ hiểu, cha mẹ có thể giúp con thay đổi một cách hiệu quả đấy ạ!

Hệ thống hỗ trợ hành vi ABC là gì?

Hệ thống hỗ trợ hành vi ABC là một chương trình cải tiến hành vi con người. Hệ thống này được nhiều cha mẹ áp dụng khi muốn điều chỉnh hành vi của trẻ. Hệ thống này đòi hỏi sự nỗ lực, kiên nhẫn để thực hiện nhưng mặt khác nó dễ thiết lập và rất hiệu quả.

Hệ thống gồm:

  • A: Cha mẹ cần xem xét những sự kiện, tình huống hoặc hoàn cảnh diễn ra hành vi của bé (ví dụ tại bàn ăn tối).
  • B: Hành vi có vấn đề. Cha mẹ phải xác định rõ các hành vi cần thay đổi ở bé (ví dụ như đánh nhau với anh chị em ruột) và ghi nhận lại tần số, khoảng thời gian và cường độ. Sau này, những thành công về hành vi của bé sẽ được đánh giá dựa trên những thông tin đã được ghi nhận này.
  • C: Những hậu quả về mà hành vi của bé gây nên, đặc biệt là phản ứng về cảm xúc và hành vi đối với các vấn đề từ cha mẹ và những người khác.

Điều chỉnh hành vi của trẻ bằng hệ thống ABC

Ghi nhận tần số, thời gian, cường độ trước và sau khi điều chỉnh hành vi để đánh giá mức độ thành công

Điều chỉnh hành vi của trẻ theo hệ thống hành vi ABC

Hệ thống hành vi ABC được thực hiện theo 6 bước:
Bước 1: Mô tả A, B, C và ghi lại những thông tin về hành vi của bé (càng cụ thể càng tốt).
Bước 2: Bắt đầu chương trình mới với việc loại bỏ, giảm và cải tiến một số điều kiện ở A.
Bước 3: Nêu rõ thỏa thuận với bé về sự thay đổi và những mong đợi ở B, bao gồm cả vấn đề thay đổi về thời gian.
Bước 4: Để điều chỉnh hành vi của bé, cha mẹ cần thay đổi môt số điều kiện ở C, gồm 3 thành phần quan trọng:

  • Đầu tiên, các hành vi tiêu cực của bé sẽ bị phớt lờ, không được củng cố, cũng như không được khen thưởng trong bất kỳ sự phản hồi nào của cha mẹ. Tốt nhất, cha mẹ nên phớt lờ để những hành vi đó dần dần xảy ra ít thường xuyên hơn.
  • Thứ hai, cha mẹ nên củng cố bất kỳ sự thay đổi tích cực trong hành vi cá nhân của bé bằng cách dành sự quan tâm đến những hành vi đó và cung cấp những phần thưởng như trong thỏa thuận nếu bé có tiến bộ.
  • Thứ ba, cha mẹ cần thực hiện những hình phạt và hậu quả đúng như trong thỏa thuận nếu bé vi phạm.

Điều chỉnh hành vi của trẻ bằng hệ thống ABC hình ảnh 2

Khen thưởng khi trẻ đạt được mục tiêu bạn đề ra

Bước 5: Ghi lại bất kỳ sự thay đổi trong hành vi của bé về tần số, thời gian và cường độ. Đồng thời, so sánh những chỉ số này với những thông tin ghi nhận lúc đầu ở B để đánh giá xem bé đã có những tiến bộ, cũng như mức độ thành công như thế nào khi áp dụng theo chương trình này.

Bước 6: Xem xét lại những tình huống, tiến bộ và sự hài lòng một cách tổng thể với tất cả các thành viên trong gia đình. Thông thường, để thay đổi và điều chỉnh hành vi cá nhân của bé cần phải mất từ 2 – 3 tuần. Những kỳ vọng và cam kết của gia đình nên được các thành viên hiểu và trình bày rõ ràng.

Và nếu cha mẹ đặt ra kỳ vọng mới (phù hợp với bé) hoặc muốn bé thay đổi hành vi nào đó, hãy lặp lại toàn bộ quá trình từ bước 1 đến bước 6 để đảm bảo mức độ thành công của hệ thống nhé!

Một số phương pháp tác động đến hành vi của bé

Ngoài hệ thống hỗ trợ hành vi ABC ở trên, cha mẹ cũng có thể áp dụng một số phương pháp cải tiến cho những hành vi đơn giản, cụ thể như:

Loại bỏ hoặc chủ động phớt lờ những hành vi của bé: Phương pháp này yêu cầu cha mẹ nhanh chóng loại bỏ sự chú ý đến những hành vi của bé. Nó đặc biệt có hiệu quả với những bé thường hay than vãn, hờn dỗi hoặc quấy rầy người khác.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần chỉ cho bé biết những hành vi thay thế thích hợp để bé có thể áp dụng và khi bé làm theo những hành vi mới, cha mẹ cần thể hiện sự quan tâm đối với bé.

Thúc đẩy những hành vi tích cực của bé: Khi bé có những hành vi tốt, cha mẹ cần nắm bắt cơ hội, công nhận và khen thưởng bé một cách nhanh chóng.
Sự khen thưởng có thể bao gồm việc thể hiện tình cảm, dành những lời khen thưởng, giao tiếp bằng mắt, tặng điểm thưởng (chẳng hạn khi bé đạt đủ điểm tốt sẽ được tặng 1 phần thưởng hoặc 1 đặc ân), tặng những món quà, những bữa ăn hoặc những hoạt động đặc biệt dành cho bé.

Cha mẹ nên cung cấp những phản hồi rõ ràng về những hành vi cụ thể của bé, chẳng hạn “Mẹ thích cách con chia sẻ đồ chơi với bạn bè”.

Điều chỉnh hành vi của trẻ bằng hệ thống ABC hình ảnh 3

Thúc đẩy những hành vi tích cực của bé bằng cách khen thưởng

Việc tặng phần thưởng dựa trên những hành vi của bé sẽ khiến cha mẹ gặp nhiều khó khăn hơn những gì cha mẹ nghĩ đấy. Vì giám sát những hành vi của bé có thể tốn rất nhiều thời gian và công sức của cha mẹ.

Hơn nữa, cha mẹ cần biết rằng những phần thưởng về vật chất có thể dẫn đến kỳ vọng cao của bé, bé có thể nghĩ rằng mình sẽ nhận được phần thưởng nếu thực hiện bất kỳ sự thay đổi về hành vi theo yêu cầu của cha mẹ. Do đó, những hành vi tốt sẽ dừng lại nếu cha mẹ không tiếp tục tặng quà.

Ngoài ra, nếu không áp dụng phương pháp thúc đẩy hành vi tích cực, cha mẹ cũng có thể áp dụng những phương pháp khác để thay đổi hành vi của con như áp dụng những hình phạt khi bé có hành vi sai trái, tuy nhiên phương pháp này không mấy chắc chắn.

Chính vì vậy, cha mẹ chỉ nên áp dụng phương pháp hình phạt khi cha mẹ nghĩ hành vi đó cần phải nỗ lực để thay đổi.

Bày tỏ những hành vi tốt: Cha mẹ cần biết rằng, hành động của cha mẹ có sức mạnh nhiều hơn lời nói. Do vậy, cha mẹ nên bày tỏ những hành vi mong muốn hoặc giúp đỡ trong một nhiệm vụ của bé nhé.

Ngoài ra, cha mẹ cần thực hiện những gì mình đã nói, nói và diễn đạt điều cha mẹ mong muốn.

Lưu ý rằng, cha mẹ cần giữ hành động và lời nói càng nhất quán và rõ ràng càng tốt. Khi mắc phải sai lầm và có hành vi không phù hợp với những kỳ vọng bản thân, cha mẹ hãy cho bé thấy mình đã học được những gì từ sai lầm đó.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Edward L. Schor, MD, FAAP,  2004, Caring for Your School-Age Child Ages 5 to 12, 3th edn, American Academy of Pediatrics, USA.
  2. A different approach to activity-based costing (ABC). Đọc thêm tại: <http://simplestudies.com/different_approach_to_activity_based_costing_abc.html/page/2>. [Ngày 27 tháng 2 năm 2015]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com