Nuôi con

Làm gì khi trẻ hung hăng?

Khi trẻ hung hăng và có nhiều hành vi bạo lực, cha mẹ cần xem xét nguyên nhân gây nên biểu hiện này ở con mình và có cách ngăn chặn kịp thời. Điều này rất quan trọng đối với sự phát triển tâm lý trẻ em.

Ảnh hưởng của bạo lực đến tâm lý trẻ em

Khi trẻ đã trải qua một biến cố (như trẻ là nạn nhân của bạo lực) thì có thể trẻ sẽ có những phản ứng khác thường. Một số trẻ sẽ trở nên sợ hãi, không muốn ra khỏi nhà và khó có thể tập trung khi ở trường, ngay cả thói quen hàng ngày của trẻ cũng có thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Một số trẻ hung hăng hơn thường ngày, hay giận dữ và cáu gắt.

Cha mẹ cần để ý hơn một chút nhé, khi bị tác động bởi những hành vi bạo lực, trẻ có thể có một số biểu hiện như đau đầu, đau bụng, khó khăn khi ngủ hoặc các triệu chứng mơ hồ khác.

Làm gì khi trẻ hung hăng hoặc tỏ ra sợ hãi do những ảnh hưởng từ bạo lực?

Nếu vấn đề bạo lực, tội phạm ảnh hưởng mạnh đến tâm lý trẻ em, cha mẹ cần xem xét một cách kĩ càng nó ảnh hưởng như thế nào đến trẻ và gia đình nhé. Liệu các thành viên trong gia đình có san sẻ với nhau và với xã hội bên ngoài? Thói quen hàng ngày và hoạt động của cha mẹ có thay đổi?

Điều quan trọng nhất lúc này là cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến trẻ hung hăng, có hành vi bạo lực hoặc trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi vì những vấn đề bạo lực xung quanh mình. Nếu nguyên nhân đó xuất phát từ gia đình, cha mẹ cần xem xét lại cách chăm sóc, giáo dục con cái và loại bỏ các hành vi bạo lực ra khỏi nếp sống gia đình. Đồng thời, cha mẹ cần nâng cao kiến thức bảo vệ và giáo dục kỹ năng sống cho con cái tại gia đình, dành nhiều thời gian quan tâm và dành tình yêu thương cho trẻ chứ không đơn giản là cung cấp tiền cho trẻ mỗi ngày.

1. Tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lý trẻ em và đưa ra cách khắc phục

Nếu nguyên nhân đến từ trường học: Cha mẹ cần tìm hiểu và có thể đóng góp ý kiến cá nhân về người thầy/cô bộ môn hoặc người bạn xấu của trẻ với giáo viên chủ nhiệm thông qua những buổi họp phụ huynh hoặc viết đơn gửi hiệu trưởng nhà trường. Thầy cô cần hiểu rõ quyền hạn và trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức học sinh, đảm bảo song song việc dạy chữ và dạy làm người. Muốn làm được như vậy, nhà trường và thầy cô giáo phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe giáo dục học sinh.

Ngan chan anh huong tieu cuc tu bao luc den tam ly tre em hinh anh 1

Trẻ hung hăng có thể do nhiều nguyên nhân

Nếu trẻ bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hội xung quanh: Cha mẹ có thể viết đơn gửi lên tổ trưởng dân phố hoặc công an phường về tình trạng bạo lực đang xảy ra và ảnh hưởng của chúng đến tâm lý trẻ như thế nào. Nếu trẻ lo sợ khi chứng kiến những hành vi bạo lực, cha mẹ cần bình tĩnh, trấn an và khuyến khích trẻ thảo luận về các vấn đề đó, đồng thời cho phép trẻ bộc lộ những cảm nhận của mình (cho dù đó là sự sợ hãi, nỗi lo lắng hay giận dữ). Cha mẹ có thể nói với trẻ về vấn đề này nhiều lần nếu cần thiết nhé.

Nếu trẻ bị ảnh hưởng bởi truyền thông: Cha mẹ cần chọn lựa những bộ phim, phóng sự hoặc chương trình mang tính giải trí, giáo dục trẻ em và hạn chế cho trẻ coi những bộ phim mang tính bạo lực. Điều đặc biệt quan trọng là cha mẹ cần giám sát, theo dõi và tuyệt đối không cho trẻ lạm dụng internet, không chơi những trò chơi online mang tính bạo lực, giết người, bắn súng,…

2. Trấn an khi trẻ cảm thấy sợ hãi, lo lắng về vấn đề bạo lực, tội phạm

Cha mẹ cần nhớ rằng, nếu trẻ đã từng trải qua hoặc đã chứng kiến tình trạng bạo lực, trẻ sẽ cần rất nhiều sự hỗ trợ và đặc biệt là những lời khuyên, động viên để trẻ bình tĩnh và có thể quay trở lại cuộc sống bình thường trước đây. Để giúp trẻ giảm bớt sự căng thẳng do hậu quả của những trải nghiệm bạo lực đã xảy ra trước đó, nếu cần thiết, cha mẹ hãy nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần có kinh nghiệm nhé.

Ngan chan anh huong tieu cuc tu bao luc den tam ly tre em hinh anh 2

Trấn an khi trẻ cảm thấy sợ hãi, lo lắng về vấn đề bạo lực, tội phạm

Trong những tuần và tháng sau giai đoạn mà trẻ đã trải qua hoặc chứng kiến hành vi bạo lực hoặc chấn thương, cha mẹ hãy làm tất cả mọi thứ để đảm bảo rằng trẻ cảm thấy an toàn, chắc chắn rằng trẻ được giám sát và được bảo vệ cẩn thận suốt cả ngày lẫn đêm.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể thảo luận với trẻ về những tình huống nguy hiểm tiềm tàng, rằng nó có thể tồn tại và làm thế nào để tránh nó trong tương lai. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ thể hiện nỗi sợ hãi của mình và trấn an rằng trẻ sẽ được hưởng tất cả các quyền lợi, giải thích cho trẻ về những giải pháp được thực hiện để đảm bảo trẻ được bảo vệ và an toàn.

Cha mẹ cũng có thể tham gia vào cộng đồng để đóng góp ý kiến về hậu quả của vấn đề bạo lực ảnh hưởng đến tâm lý trẻ em. Bằng cách tham gia với các phụ huynh khác, cũng như với các trường học, các tổ chức cộng đồng, các doanh nghiệp và các cơ quan thực thi pháp luật, cha mẹ có thể cung cấp cho trẻ một môi trường an toàn hơn và giảm nguy cơ bạo lực trong cuộc sống của tất cả trẻ em, kể cả của cuộc sống của chính cha mẹ.



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Edward L. Schor, MD, FAAP,  2004, Caring for Your School-Age Child Ages 5 to 12, 3th edn, American Academy of Pediatrics, USA
  2. What to teach kids about strangers. Đọc thêm tại: < http://www.ncpc.org/topics/violent-crime-and-personal-safety/strangers>. [Ngày 30 tháng 12 năm 2014].
  3. Bạo lực học đường. Đọc thêm tại: <http://sldtbxhnghean.gov.vn/vn/News.aspx?tabmid=11&tabid=1035>. [Ngày 30 tháng 12 năm 2014].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com