Nuôi con

Làm gì nếu con nói MẸ ƠI CON KHÔNG MUỐN ĐI HỌC?

Bạn sẽ phản ứng như thế nào khi con nói không muốn đi học nữa? Một phần nhỏ phụ huynh giữ bình tĩnh để tiếp tục nói chuyện với con, và phần lớn phụ huynh tỏ ra tức giận vì nghĩ đây là một việc hết sức điên rồ. Nhưng thay vì tức giận, hãy tìm hiểu nguyên nhân con không muốn đi học, từ đó cha mẹ sẽ có hướng giải quyết phù hợp.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến thanh thiếu niên muốn nghỉ học

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ muốn nghỉ học, dưới đây là một số vấn đề thường gặp mà cha mẹ nên biết để có hướng giải quyết phù hợp:

Vấn đề về học tập. Trẻ muốn bỏ học vì gặp một số vấn đề trong học tập và không thể theo kịp bạn bè cùng trang lứa.

Bị bắt nạt. Bị bắt nạt là một vấn đề rất nghiêm trọng, có thể phá hủy cuộc sống của một đứa trẻ. Bắt nạt không chỉ giới hạn bằng việc hành hung nhau ở trong hay ngoài trường, mà nó còn có thể thông qua việc tung tin đồn hoặc vu khống trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Làm gì nếu con nói MẸ ƠI CON KHÔNG MUỐN ĐI HỌC?

Con không muốn đi học có thể là do con bị bắt nạt đó cha mẹ ạ.

Trẻ cảm thấy chán nản. Một số trẻ có khả năng học tập vượt trội hơn so với bạn bè cùng trang lứa ở một số hoặc tất cả các lĩnh vực. Chính vì vậy, trẻ cảm thấy chán nản khi phải học tập ở môi trường bình thường này.

Trong những trường hợp như thế, giải pháp tốt nhất là tìm cho con một môi trường học tập mới và nâng cao hơn.

Vấn đề gia đình. Gia đình đang xảy ra một số vấn đề như khủng hoảng tài chính, đau buồn hay bệnh tật.

Gặp vấn đề với nhân viên trong trường. Việc gặp vấn đề hay rắc rối với thầy cô và các cán bộ trong trường làm cho trẻ không muốn đến trường nữa.

Trẻ mang thai. Một số bà mẹ tuổi vị thành niên buộc lòng phải bỏ học để có thời gian chăm sóc cho con.

Khi con cương quyết đòi nghỉ học, cha mẹ rơi vào tình huống khó xử và buộc phải giúp con lựa chọn một hướng đi đúng đắn, cha mẹ cần xem xét một cách kĩ lưỡng các điểm mạnh, điểm yếu của trẻ.

Hãy tự đặt ra câu hỏi, nếu chương trình giáo dục đúng đắn hơn hoặc cung cấp thêm các chương trình hỗ trợ thì con bạn có nâng cao thành tích học tập của mình ở mức chấp nhận được hay không? Hay ép buộc trẻ ở lại trường chỉ khiến mọi chuyện tồi tệ thêm?

Cha mẹ nên làm gì khi con muốn nghỉ học?

Trao đổi với giáo viên trên lớp. Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân con muốn nghỉ học, cha mẹ cũng có thể hợp tác với thầy cô giáo trong trường để giúp cải thiện tình hình. Có lẽ con bạn sẽ được lưu tâm hơn trong chương trình học tập, giúp trẻ nâng cao kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực nào đó để có thể thu hút trẻ tiếp tục đến trường.

Thông báo cho giáo viên rõ về việc con bạn có ý định muốn bỏ học và nhờ sự giúp đỡ của họ là điều cha mẹ nên làm. Qua đó, có thể giáo viên sẽ thiết kế những nhiệm vụ hợp tác ngắn hạn và dài hạn để giúp trẻ tiến bộ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên liên hệ với một số bạn bè trong lớp của trẻ để có những phản hồi, giúp cho việc tìm hiểu bạn nên làm gì để giúp con.

Làm gì nếu con nói MẸ ƠI CON KHÔNG MUỐN ĐI HỌC hình ảnh 2

Thông báo và nhờ sự giúp đỡ từ giáo viên của trẻ

Giúp trẻ có trách nhiệm với cuộc sống của mình hơn. Khi con quyết tâm cao độ nghỉ học và cha mẹ không thể làm gì khác để trẻ thay đổi, hãy ủng hộ, tuy nhiên đừng cho trẻ tiền tiêu vặt. Nếu trẻ sống ở nhà, trẻ cần phải trả tiền phòng và một số chi phí cá nhân khác.

Mặc dù những học sinh bỏ học thường không kiếm được nhiều tiền nhưng cha mẹ vẫn nên làm như vậy. Việc này giúp trẻ tự lập hơn, có trách nhiệm với cuộc sống của mình và có động lực làm việc, học tập để tìm nguồn thu nhập.

Bạn cũng nên suy nghĩ thoáng hơn. Điều quan trọng dành cho những bậc cha mẹ đang cảm thấy chán nản về quyết định của con em mình là đừng quá quan trọng hóa vấn đề này. Việc nghỉ học ở lứa tuổi thanh thiếu niên không có nghĩa là hoàn toàn chấm hết con đường học vấn và tương lai của trẻ. Vì thông qua việc tham gia lao động, trẻ có thể sẽ tìm thấy công việc mình yêu thích.

Khi đó, trẻ tự động sẽ muốn đăng kí học lại cấp 3 hay học lên tiếp đại học để trau dồi khả năng của bản thân, nhằm làm tốt công việc mình thích. Trẻ cũng có thể học nghề hoặc trau dồi khả năng nghệ thuật, thể thao của mình. Trẻ có thể sẽ thành công và không thua thiệt gì so với những người bạn có bằng cấp đâu, mẹ ạ.




  1. Donald E. Greydanus, MD, FAAP và Philip Bashe (2003). Caring for Your Teenager. Bantam Books. Trang 142 – 144.
  2. How to prevent your teen from dropping out of school. Đọc thêm tại: <http://www.wikihow.com/Prevent-Your-Teen-from-Dropping-out-of-School>.  [Ngày 13 tháng 03 năm 2015].
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com