Sự kiện nổi bật

Lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia 2016

Lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia được áp dụng theo quyết định của Bộ Y tế. Với lịch tiêm chủng cho trẻ này, bộ Y tế luôn khuyến khích người dân mang con đi tiêm đúng và đủ liều vacxin để giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ.

>> Địa chỉ các cơ sở tiêm chủng uy tín tại TP.HCM mẹ bỉm sữa nhất định phải biết

Bảng: Lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia 2016

STT Tuổi của trẻ Vacxin sử dụng
1 Ngay sau khi sinh Tiêm vacxin Viêm gan B liều đơn (VGB) mũi 0 trong vòng 24 giờ đầu sau sinh
Tiêm vacxin BCG Phòng bệnh lao
2 02 tháng Tiêm vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib  mũi 1 (vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem)
Uống vacxin bại liệt lần 1
3 03 tháng Tiêm vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib  mũi 2 (vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem)
Uống vacxin bại liệt lần 2
4 04 tháng Tiêm vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3 (vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem)
Uống vacxin bại liệt lần 3
5 09 tháng Tiêm vacxin sởi mũi 1
6 18 tháng Tiêm vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4 nhắc lại
Tiêm vacxin sởi mũi  2
7 Từ 1 đến 5 tuổi Vacxin Viêm não Nhật Bản mũi 1
Vacxin Viêm não Nhật Bản mũi 2 (hai tuần sau mũi 1)
Vacxin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2)
8 Từ 2 đến 5 tuổi Vacxin phòng bệnh tả – 2 lần uống
(lần 2 sau lần một 2 tuần)
9 Từ 3 đến 10 tuổi Vacxin Thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất
      Vacxin phòng uốn ván cho phụ nữ
Phụ nữ có thai,
nữ tuổi sinh đẻ
Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vung nguy cơ mắc UVSS cao.
– 1 tháng sau mũi 1
– 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong thời kỳ có thai sau
– 1 năm sau mũi 3 hoặc trong thời kỳ có thai sau
– 1 năm sau mũi 4 hoặc trong thời kỳ có thai sau

Khi đi tiêm chủng theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều có một số lo lắng nhất định, dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc.

Câu hỏi 1: Vacxin có trong lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia có an toàn không?

Trả lời: Có. Nếu được bảo quản đúng cách và tiêm đúng liều lượng và thời gian theo lịch tiêm chủng mở rộng, vacxin rất an toàn bởi chúng luôn luôn được các tổ chức y tế theo dõi hằng ngày hằng giờ. Bạn biết đó, có đến hàng triệu trẻ em được tiêm chủng an toàn mỗi năm. Những tác dụng phụ thường gặp nhất của vacxin đều rất nhẹ chẳng hạn như gây đau cánh tay, sốt nhẹ …

lich-tiem-chung-mo-rong-cua-bo-y-te-viet-nam-hinh-anh

Vacxin có an toàn không?

Câu hỏi 2: Có phải vacxin tiêm cho trẻ em có chứa thủy ngân gây nguy hiểm?

Trả lời: Trước đây, một số loại vacxin có chứa chất bảo quản Thiomersal có nguồn gốc từ thủy ngân. Tuy chưa có nghiên cứu nào chứng minh được chúng có hại cho sức khỏe nhưng hiện nay tất cả các loại vacxin thường dùng cho trẻ em đều không chứa chất bảo quản này nữa.

Câu hỏi 3: Tiêm vacxin có tác dụng phụ hay không?

Trả lời: Có. Như những loại thuốc khác, vacxin tất nhiên là có tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì hầu như tác dụng phụ của vacxin rất nhẹ (đau tay, sốt nhẹ …), chỉ kéo dài trong ít ngày và có thể điều trị dễ dàng nếu xử lý kịp thời. Ví dụ như nếu trẻ bị đau cánh tay bên được tiêm chủng/ chích ngừa, bạn có thể đắp khăn ướt sạch lên vùng bị đau để xoa dịu. Những phản ứng nghiêm trọng rất hiếm xảy ra.

Trong trường hợp cảm thấy trẻ có những biểu hiện đáng lo ngại sau khi tiêm như sốt cao, co giật hay động kinh hoặc mệt lả đi, bạn hãy đưa con tới bệnh viện càng sớm càng tốt chứ đừng tự xử lý ở nhà.

Lưu ý, nếu bạn vì sợ tác dụng phụ mà không tiêm chủng/ chích ngừa cho trẻ theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia, bạn đang đẩy con vào nguy cơ có thể mắc phải những dịch bệnh chết người đấy.

Câu hỏi 4: Có khi nào tiêm vacxin ngừa một dịch bệnh lại là nguyên nhân khiến cơ thể mắc chính dịch bệnh đó?

Trả lời: Trước tiên cần phải khẳng định rằng vacxin được làm từ vi khuẩn/ vi rút đã bị giết hoặc chỉ một phần vi khuẩn/ vi rút thì không có khả năng gây bệnh.

Chỉ có những vacxin làm từ vi rút sống đã bị làm yếu đi (còn gọi là giảm độc lực) – như vacxin thủy đậu hoặc vacxin phòng ngừa sởi, quai bị, rubella (MMR) – mới có khả năng khiến trẻ mắc bệnh nhẹ, nhẹ hơn rất nhiều so với trường hợp bị mắc bệnh do nhiễm vi rút trực tiếp.

Tuy nhiên, trẻ có hệ miễn dịch yếu hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư cần thận trọng với loại vacxin sống này. Nói chung, nguy cơ gây bệnh từ vacxin là cực kỳ thấp.

Câu hỏi 5: Tại sao có những loại vacxin trong lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia phải tiêm nhiều liều?

Trả lời: Có những loại vacxin yêu cầu bạn phải tiêm hơn một liều, mục đích nhằm xây dựng hệ thống miễn dịch đủ mạnh để chống lại dịch bệnh, tăng cường khả năng miễn dịch bị giảm dần theo thời gian, đảm bảo những trẻ thất bại trong việc tạo ra miễn dịch ở liều đầu tiên được bảo vệ hoặc giúp cơ thể trẻ đối phó với những vi khuẩn thay đổi theo thời gian như cúm. Vậy nên, việc tiêm đủ liều vacxin là rất quan trọng để bảo vệ con bạn đấy.

Câu hỏi 6: Mất bao lâu thì chủng ngừa bắt đầu có hiệu lực?

Trả lời: Thông thường cơ thể cần khoảng 02 tuần để tạo ra đáp ứng miễn dịch. Điều này cũng có nghĩa là vacxin không thể bảo vệ cơ thể chống lại dịch bệnh ngay lập tức sau khi tiêm xong được.

Việc tiêm chủng theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia là khuyến cáo rất quan trọng của Bộ y tế trong việc phòng và bảo vệ sức khỏe của chúng ta, bạn hãy vui vẻ và thoải mái khi đi tiêm chủng tại các cơ sở y tế có uy tín trong cả nước nhé.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các vacxin có trong tiêm chủng dịch vụ, bạn có thể xem thêm bài Lịch tiêm chủng cho trẻ em theo tiêm chủng dịch vụ 2016 . Nếu bạn đang mang thai và muốn tìm hiểu kĩ hơn về tiêm phòng trước khi mang thai, hãy xem thêm bài Tiêm phòng trước khi mang thai nhé!



  • nghethuatamnhacsaigon.com

  1. Lịch tiêm chủng thường xuyên. Tham khảo tại: <http://tiemchungmorong.vn/vi/content/lich-tiem-chung-thuong-xuyen.html-0>. [ Ngày 10 tháng 09 năm 2015]
  2. Infant Immunizations FAQs. Tham khảo tại: <http://www.cdc.gov/vaccines/parents/parent-questions.html>. [ Ngày 2 tháng 12 năm 2014]
  3. Common Immunization Questions. Tham khảo tại: <http://www.cdc.gov/vaccines/vac-gen/common-faqs.htm>. [Ngày 3 thàng 12 năm 2014]
  4. Frequently Asked Questions about Immunisation. Tham khảo tại: < http://www.health.gov.au/internet/immunise/publishing.nsf/Content/faq>. [Ngày 4 tháng 8 năm 2014]
  5. Những thắc mắc và thực tế về tiêm chủng? Tham khảo tại: <http://www.wpro.who.int/vietnam/mediacentre/features/immunizationqanda/vi/>. [Ngày 5 tháng 12 năm 2014]
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • nghethuatamnhacsaigon.com